Trước khi có đợt kiểm tra xử lý của tổ công tác 2366 thì hai bên hông chợ thị trấn Liên Sơn, nằm trên trục đường Tôn Thất Tùng – Hùng Vương và trục đường Hùng Vương – Nguyễn Văn Trỗi có khoảng hơn 70 người chiếm dụng lòng lề đường buôn bán các loại rau, củ, quả, đến cá, thịt… Mỗi người chiếm lòng đường một ít, lâu ngày không có ai xử lý, họ tụ tập đông dần trở thành chợ. Tình trạng này kéo dài tạo ra cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa người bán trong chợ với bên ngoài. Lòng đường bị lấn chiếm lối đi, mất an toàn giao thông, mất vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng này nhằm chấn chỉnh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị cũng như công bằng trong kinh doanh. Từ ngày 27/2 – 5/3/2020, Tổ công tác 2366 về kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn thị trấn Liên Sơn. Tổ Công tác 2366 do Ông Y Ler B đáp – Phó chủ tịch UBND thị trấn Liên Sơn làm Tổ trưởng và các thành viên gồm: Phòng kinh tế hạ tầng; Công ty TNHH Môi trường và đô thị Đại Lộc; Công an thị trấn Liên Sơn và Giám đốc hợp tác xã Thương mại Thắng Lợi đã phối hợp kiểm tra xử lý các hành vi lấn chiếm lòng lề đường Tôn Thất Tùng để buôn bán kinh doanh.
Bước đầu, tình trạng vi phạm chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh và trông giữ phương tiện giao thông đã được chấn chỉnh. Để đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị phục vụ nhân dân tham gia giao thông trên địa bàn an toàn, thuận lợi trong thời gian tới các ngành chức năng sẽ tổ chức nhiều đợt ra quân, xử lý vi phạm. Tuy nhiên để giải quyết tình trạng lấn chiếm lòng lề đường này triệt để, Tổ công tác 2366 đang và sẽ triển khai nhiều biện pháp dài hạn.
Sau giải tỏa lấn chiếm lòng lề đường, các lực lượng chức năng cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền; thường xuyên phối hợp kiểm tra, duy trì chống tái vi phạm. Theo tìm hiểu hiện nay tất cả các hộ buôn bán ngoài lòng lề đường Tôn Thất Tùng và Hùng Vương đã di chuyển vào trong chợ thị trấn Liên Sơn để buôn bán, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì các hộ dân khi vào chợ buôn bán thì lại sử dụng các lô đã được các hộ kinh doanh khác mua để buôn bán.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ- CP, quy định nhiều mức xử phạt hành chính.Trong đó, hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng và từ 200.000 – 400.000đ đối với mỗi tổ chức.
H Yur Je
- Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đợt I năm 2024
- Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước
- Huyện Lắk thực hiện tốt công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nhiệm kỳ 2020 – 2025
- Hội Nông dân huyện tập huấn nâng cao kiến thức về Phát triển kinh tế tập thể năm 2024
- UBND huyện họp xây dựng chỉ tiêu Kinh tế – Xã hội giai đoạn 2026 – 2030