Thực hiện Chỉ thị số 05 ngày 05/3/2024 của ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên động vật; Công văn số 1798 ngày 06/3/2024 của ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh; Công văn số 781 ngày 11/3/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên động vật.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát ừiển nông thôn, tĩnh hình bệnh Dại trên địa bàn cả nước vẫn có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, cụ thể: trong năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh Dại; tính riêng từ ngày 01/01 đến ngày 20/02/2024, cả nước đã xảy ra 17 ổ bệnh Dại trên động vật tại 12 tỉnh, thành phố và 18 ca tử vong trên người. Tại tỉnh Đắk Lắk, từ ngày 01/01/2024 đến ngày 04/3/2024 đã phát sinh và tiêu huỷ 06 con chó mắc bệnh và nghi mắc bệnh Dại tại 02 xã Ea Ktur và Ea Hu thuộc huyện Cư kuin. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, có 04 trường họp người chết nghi do mắc bệnh Dại (trong đó huyện Krông Pắc 03 người, huyện Krông Buk 01 người), các trường hợp tử vong đều do chủ quan không đi tiêm phòng vắc xin Dại sau khi bị chó cắn. Do đó, nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xảy ra và gây tử vong trên người trong thời gian tới là rất cao.
Nguyên nhân chủ yếu của dịch bệnh Dại gia tăng do: Một số địa phương chưa quản lý được đàn chó, mèo (chưa thống kê chính xác số lượng đàn chó, mèo; chó thả rông còn phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nông thôn) công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo chưa đạt hiệu quả (tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại còn thấp, năm 2023 chỉ đạt trung bình hơn 37% tổng đàn chó, mèo toàn tỉnh); công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh Dại chưa thường xuyên, liên tục, chưa hiệu quả; Vi rút Dại còn lưu hành trên động vật; chưa áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo theo quy định; việc bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế; hệ thống thú y cơ sở còn thiếu về số lượng, công việc vất vả, phụ cấp thấp, trong khi đó địa bàn quản lý rộng; nhận thức của một bộ phận người dân về mức độ nguy hiểm và các quy định về phòng, chống bệnh Dại còn hạn chế và sự phối hợp liên ngành, nhất là ngành Thú y, ngành Y tế và chính quyền ở một số địa phương còn rất hạn chế.
Để chủ động phòng ngừa các ổ dịch bệnh Dại trên động vật phát sinh và lây lan vào địa bàn huyện, từ đó giảm thiểu các ca tử vong và tiến tới không còn người chết vì bệnh Dại. ủy ban nhân dân huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn Liên Sơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chỉ đạo.
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tại Chỉ thị số 05 ngày 05/3/2024 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại ừên động vật; Quyết định số 2038 ngày 07/4/2022 của ủy ban nhân dân huyện Lắk về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022 – 2030; Quyết định số 5015 ngày 19/12/2023 về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2024.
Phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện tổ chức rà soát, thống kê chính xác số lượng tổng đàn chó, mèo nuôi ừên địa bàn; tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo; bảo đảm tỷ lệ tiêm phải đạt trên 70% tổng đàn trong giai đoạn 2022 – 2025 và trên 80% tổng đàn trong giai đoạn 2026 – 2030; tỷ lệ tiêm phòng cần tính theo số lượng tổng đàn chó, mèo thực tế thuộc diện tiêm phòng của địa phương.
Tăng cường công tác quản lý chó, mèọ; chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm an toàn dịch bệnh, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giám sát, phát hiện; thông báo cho chính quyền cơ sở, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và cơ sở y tế về các trường hợp chó, mèo bị bệnh Dại hoặc nghi ngờ mắc Dại để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng.
Xem xét tình hình thực tế địa phương để quyết định thành lập đội bắt chó, mèo thả rông và động vật mắc bệnh Dại hoặc nghi ngờ mắc bệnh Dại tại địa phương.
Nếu ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh Dại trên chó, mèo không đạt yêu cầu, tỷ lệ tiêm phòng thấp, không đúng quy định, không quản lý được đàn chó, để xảy ra dịch và có trường hợp tử vong người do bệnh Dại gây ra thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện.
Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện: Tổ chức tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin Dại trên chó, mèo trước và trong thời gian tổ chức tiêm phòng. Chủ động tiếp nhận nguồn vắc xin và cung ứng vắc xin Dại chó, mèo tới các địa phương và đảm bảo nguồn vắc xin dự trữ khi có dịch bệnh xảy ra.
Chuẩn bị tốt về tất cả các mặt như hương dẫn cho cán bộ thú y thực hiện công tác tiêm phòng, đảm bảo tiêm đúng kỹ thuật và an toàn cho người đi tiêm, trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác tiêm phòng vắc xin, v.v…
Trung tâm Y tế huyện: Chủ động giám sát bệnh Dại trên người; đặc biệt các trường họp bị chó mắc bệnh Dại cắn. Phổ biến địa chỉ các điểm tiêm phòng bệnh Dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay các cơ sở y tế để được khám, xử trí và điều trị dự phòng kịp thời.
Trung tâm Truyền thông – Văn hoá – Thể thao huyện
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng cộng đồng dân cư, từng thôn, buôn, trường học về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết của bệnh Dại; các chế tài xử lý vi phạm về nuôi chó, mèo và phòng, chống bệnh Dại trên động vật theo quy định; trách nhiệm của chủ nuôi chó, mèo đối với cộng đồng; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền cơ sở, cơ quan thú y và y tế về các trường họp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh Dại để kịp thời xử lý.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
Chủ trì, phối phối hợp với trạm Chăn nuôi và Thú y huyện tổ chức kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng cho chó, mèo theo quy định. Tham mưu cho ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh Dại trên động vật.
Nhận được Công văn này, yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, thị trấn Liên Sơn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai, thực hiện để đạt kết quả tốt trong công tác phòng, chống bệnh Dại./.
XT-BT
- Xã Nam Ka trao 31 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo
- Năm 2025 Trung ương sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước
- Đoàn công tác Huyện uỷ Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đến thăm và làm việc tại Huyện uỷ Lăk
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lắk tăng cường tuần tra bảo vệ rừng
- Người dân cảnh giác với tình trạng hái trộm cà phê tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk do giá cà phê tăng cao