UBND huyện triển khai kế hoạch thực hiện NQ 05 ngày 05/3/2021 của BTV huyện uỷ

Nghị quyết 05-NQ/HU ngày 05/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XV về lãnh đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn huyện. UBND huyện xác định Đây là Nghị quyết chuyên đề mang tính đột phá về  lãnh đạo, chỉ đạo các cấp các ngành, các địa phương vào cuộc để tổ chức triển khai thực hiện  chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng, phát huy lợi thế, tiêm năng của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tăng thu nhập cho người dân. Do vậy Kế hoạch của UND huyện xây dựng dựa trên cơ sở tập trung ưu tiên các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa 04 nhà, nhằm phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, an toàn và bền vững, có tính cạnh tranh trên thị trường sản phẩm hàng hoá.

Tổ chức phương thức sản xuất phải ưu tiên nâng cao năng lực điều hành, quản lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, găn nội dung kê hoạch với các mục tiêu, nhiệm vụ chung của Đê án Tái cơ câu ngành nông nghiệp của huyện và các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo quốc phòng – an ninh giai đoạn 2020 – 2025 của huyện.

Các cơ quan, đơn vị; ủy ban nhân dân các xã, thị trấn căn cứ vào điều kiện tình hình thực tế, cụ thể của đơn vị, địa phương mình xác định rõ những nội dung trọng tâm để làm cơ sở tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra, đồng thời nghiêm túc, chủ động trong việc tham mưu, đề xuất và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch của ủy ban nhân dân huyện đề ra. Việc xây dựng kế hoạch phải gắn với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện chung của huyện, tạo sự phát triển đồng bộ và hài hòa để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương.

Trước hết xác định rõ mục tiêu chung là tiếp tục đẩy mạnh chuyển đồi cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách đồng bộ, toàn diện, từ phong tục tập quán canh tác; đến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; các loại cây, con giống mới, thích nghi, phù hợp với từng địa phương, từng vùng; chú trọng việc chăm sóc, bảo vệ, chế biến nhằm xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện nhà xanh – sạch – hữu cơ – ổn định- bền vững; có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, đạt năng suất, sản lượng, chất lượng cao; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước và đất nông nghiệp theo hướng tái tạo, tuần hoàn; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 về nông nghiệp, nông thôn.

Về mục tiêu cụ thể;

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Từ nay đến hết năm 2025, chuyển đổi tối thiểu từ 10 -15% diện tích đất hoang hóa, bỏ trống hoặc đất canh tác bị khô hạn, ngập lụt trên địa bàn, nhất là ở các xã: Yang Tao, Bông Krang… để trồng các loại cây trồng phù hợp, nhằm thích ứng với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước trong điều kiện mới.

Tập trung chuyển đổi các cây lương thực, cây công nghiệp, cây hoa màu kém hiệu quả, có giá trị kinh tế thấp sang trồng các loại cây lương thực, cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây dược liệu, cây xóa đói giảm nghèo có giá trị kinh tế cao hơn, nhằm tăng năng suất lao động trên từng đơn vị đất sử dụng.

Chủ động tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc tại chỗ chuyển đổi, cải tạo vườn hộ để trồng và nuôi các loại cây, con thích họp, nhằm cải thiện, nâng cao thu nhập. Trước mắt, trong năm 2021 cần hỗ trợ kịp thời mỗi hộ gia đình người dân tộc tại chỗ là hộ nghèo trồng, chăm sóc từ 03 đến 05 cây Mít Thái siêu sớm để xóa đói, giảm nghèo, đồng thời phấn đấu đến năm 2025, tất cả các vườn hộ gia đình của người dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện đều được chuyển đổi, cải tạo để trồng và nuôi các loại cây, con thích hợp.

Từng bước tiến hành dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất để thí điểm từ 03 đến 05 mô hình trồng các loại cây ăn quả tập trung, với diện tích từ 05 đến 07ha trở lên, đặc biệt tận dụng lợi thế là vựa lúa của vùng Tây Nguyên, nhanh chóng hoàn thiện đề án vùng sản xuất lúa giống tập trung với quy mô 150ha theo kế hoạch; tiến tới xây dựng thượng hiệu lúa, gạo huyện Lắk vào năm 2025.

Về chăn nuôi: Chuyển đổi hợp lý cơ cấu vật nuôi cả về số lượng, chất lượng đàn vật nuôi; diện tích chuồng trại; con giống; phòng ngừa dịch bệnh, giết mổ, chế biến, tiêu thụ; từng bước nhân rộng các gia trại, nông hộ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm quy mô nhỏ và vừa thành các trang trại, từ đó hình thành các khu giết mổ, chế biến tập trung. Phấn đấu đến năm 2025, tổng các đàn vật nuôi đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV đề ra, cụ thể: Trâu, bò: 27.700 con; heo: 57.500 con và gia cầm: 700.000 con. Đến hết năm 2025, tổ chức thí điểm thành công từ 03 đến 05 mô hình trang trại chăn nuôi tập trung, sạch và có giá trị, hàm lượng kinh tế cao từ 5.000 đến 10.000 con vật nuôi trở lên (gà, vịt, heo…).

Về lâm nghiệp: Tăng cường trồng, phát triển rừng đảm bảo tỷ lệ độ che phủ cũng như trồng mới đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV đã đề ra, song cần nghiên cứu chuyển đổi từ trồng rừng chuyên dụng sang trồng xen canh các loại cây đa mục tiêu (phòng hộ, lấy gỗ, lấy nhựa…). Phấn đấu đến năm 2025, áp dụng thành công từ 02 đến 03 mô hình trồng cây nông – lâm kết hợp, giữa cây nguyên liệu với cây dược liệu hoặc cây đa mục tiêu, để tăng giá trị, hiệu quả về mặt kinh tế. Đồng thời thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng từ 01 đến 02 nhà máy chế biến các nguyên liệu và loại nông sản từ trồng trọt đem lại. Hưởng ứng phong trào Tết trồng cây hàng năm để đến năm 2025 trồng được 5.000.000 cây xanh phân tán.

Về thủy sản: Khai thác hiệu quả các diện tích ao, hồ để nuôi trồng thuỷ sản; phấn đấu đến năm 2025 đạt 760ha diện tích nuôi trồng thủy sản, 2.600 tấn thủy sản, trong đó ưu tiên phát triển thủy sản vùng nguyên liệu đối với các loại đặc sản trên địa bàn huyện như: Cá bống, cá thát lát, lươn, cá lóc, cá lăng,…; từng bước thí điểm, nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản tập trung trong các ao, hồ, đập, sông, suối, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản của huyện (thương hiệu OCOP).

Đối với cây lúa: Đổi mới hình thức tổ chức, tăng mạnh các hình thức sản xuất theo hướng hợp tác liên doanh, liên kết; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng Vietgap, GloBalGap; nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm; tăng diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao lên 35 – 40%; xây dựng vùng sản xuất lúa giống quy mô khoảng 150ha; chú trọng hình thành các vùng chuyên canh sản phẩm nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị; tiến tới xây dựng thương hiệu lúa huyện Lắk vào năm 2025. Phấn đấu đến năm 2025, tổng diện tích gieo trồng là 15.000ha với tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 126.500 tấn; lương thực bình quân đầu người đạt 1.738kg/người/năm. Tập trung chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa nằm trong vùng ngập do công trình thủy lợi Đăk Bông Lâm sang trồng sen gắn với phát triển du lịch.

Đối vói cây ngô: Duy trì diện tích trồng ngô lai trên 90%; sử dụng giống ngô lai F1 có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh tốt. Thâm canh cao, trồng chuyên canh 02 vụ/năm; tuân thủ các quy trình công nghệ trong chuỗi sản xuất sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch còn dưới 10%; phấn đấu đến năm 2025 tổng sản lượng đạt khoảng 29.500 tấn.

Đối với cây cà phê: Áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, thâm canh cà phê bền vững, đưa tỷ lệ cà phê được cấp chứng nhận (4C, UTZ) khoảng 10% vào năm 2025. Thực hiện tái trồng tái canh lại diện tích cà phê già cỗi trên những vùng đất thuận lợi phù hợp với cây cà phê; chuyển đổi một số diện tích cây cà phê trên những vùng đất không phù hợp sang trồng các loại cây trồng khác như: Điều, mít, chuối; phấn đấu đến năm 2025 đạt tổng sản lượng 10.771 tấn.

Đối với cây ăn quả: Chú trọng phát triển cây ăn quả, tăng diện tích khoảng 480ha vào năm 2025, trồng xen, trồng tận dụng đất với các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao và sử dụng các giống ghép cao sản, chất lượng ổn định. Xây dựng các vùng trồng và thâm canh cây ăn quả, các mô hình hộ gia đình, trang trại trồng cây ăn quả đạt năng suất cao làm nơi trình diễn và tham quan học tập cho các hộ nông dân, bao gồm: Hỗ trợ xây dựng vùng trồng và thâm canh cây mít thái (ngân sách huyện hỗ trợ cây giống cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện trồng từ 5 – 10 cây/hộ). Trong các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung và các hộ trang trại trồng và thâm canh cây ăn quả, lựa chọn từ 10 – 15ha xây dựng mô hình sản xuât theo hướng VietGap, hữu cơ có năng suất, chất lượng, giá trị lợi nhuận cao trở thành nơi để tổ chức cho hộ nông dân đến thực hành, học tập.

Đối với các loại cây trồng như cây hồ tiêu, cây điều: Tiếp tục giữ ổn định diện tích, chọn các giống có năng suất cao, chất lượng tôt để đưa vào sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo hướng thâm canh cao nhằm đạt hiệu quả cho năng suất tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chăn nuôi: Đối với đàn bò tập trung cải tạo nâng cao chất lượng, thực hiện mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo, chăn nuôi bò thịt cao sản; chăn nuôi kết hợp chăn thả tự nhiên và chế biến các phụ phẩm đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh cho bò; đến năm 2025, tỷ lệ lai đạt 15%; đến năm 2025, tổng đàn trâu, bò đạt 27.700 con, tổng sản lượng 1.005 tấn; đổi với đàn lợn chuyển mạnh phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi tập trung; quy hoạch phát triển chăn nuôi theo xã trọng điểm, chăn nuôi theo quy mô trang trại thu hút doanh nghiệp, liên kết đầu tư theo hướng đổi tác công tư (PPP) để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; đến năm 2025 chăn nuôi tập trung chiếm 35 – 40% tổng sản lượng thịt; tăng tỷ lệ giống lợn ngoại và lợn lai 3/4 máu ngoại, phấn đấu có 80%; đến năm 2025, đạt 52.500 con, với tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 3.000 tấn. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm cả số lượng, chất lượng. Phấn đấu đến năm 2025, đàn gia cầm có 700.000 con.

Lâm nghiệp: Tăng cường trồng, phát triển rừng, cây phân tán (ưu tiên ở các trục đường thôn, buôn ở các xã trên địa bàn huyện), quản lý tốt đất rừng, phấn đấu đến năm 2025, trồng rừng, cây xanh các loại với 5.000.000 cây và có 95% diện tích rừng trồng sinh trưởng tốt. Đồng thời phát triển trồng cây dược liệu dưới tán rừng và triển khai thực hiện 2 – 3 mô hình nông lâm kết hợp. Phấn đấu đến năm 2025, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng được từ 01 – 02 nhà máy chế biến gỗ và dược liệu.

Thủy sản: Tập trung nguồn lực phát triển nuôi những đối tượng có hiệu quả kinh tế, đầu tư hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến cho năng suất cao và an toàn. Đến năm 2025, đạt 760ha diện tích nuôi trồng thủy sản, 2.600 tấn thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quy hoạch thủy sản đã được phê duyệt, đảm bảo lợi ích giữa các thành phần kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo làm thay đổi cuộc sống của người dân. Các đối tượng nuôi cần ưu tiên phát triển là cá rô phi đơn tính, cá nước lạnh, cá truyền thống và thủy sản có giá trị cao khác, về hình thức nuôi, cần mở rộng diện tích nuôi thâm canh, áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt (VietGap), hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho cá thịt, thành lập và hỗ trợ phát triển các tổ nhóm, Hợp tác xã người nuôi cá. Tổ chức tập huấn kỹ thuật thường xuyên về kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh cho người nuôi cá. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cá đặc sản của địa phương, phát triển thị trường cho các sản phẩm cá đặc sản như cá thác lác.

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

  1. Giải pháp về giống

Đối với trồng trọt: Sử dụng các loại giống mới, giống lai, giống ghép… cho năng suất cao, chất lượng tốt đưa vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế. Từng bước hình thành các vùng sản xuất giống ngô lai, lúa lai, lúa xác nhận… nhằm đáp ứng nhu câu giống cũng như tăng thu nhập cho nhân dân trên địa bàn; hướng dẫn nhân dân cải tạo vườn tạp để tăng hiệu quả kinh tế.

 Đối với chăn nuôi: Đẩy mạnh công tác cải tạo con giống và đưa các loại giống con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, cụ thể:

Đối với đàn bò: Áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo và đầu tư giống bò đực ngoại đê cải tạo chât lượng đàn bò địa phương.

Đối với đàn heo: Có chính sách phát triển, cải tạo đàn heo giống, khuyến khích sản xuất heo giống có chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ.

Đối với thủy sản: Thâm canh tăng năng suất đối với các loại cá truyền thống, khuyến khích đưa các loại giống cá đặc sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao như: Cá lăng, cá chình, cá tầm, cá thác lác, cá rô đầu vuông… vào nuôi thả.

  1. Giải pháp về biện pháp canh tác

Bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp và phát huy hiệu quả cao nhất đối với từng vùng theo bản đồ khả năng thích nghi cây trồng; tăng cường đầu tư thâm canh, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật như: Cơ giới hóa sản xuất; áp dụng các biện pháp quản lý dinh dưỡng, dịch hại tổng hợp (ICM, IPM…) trên cây trồng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ sinh thái môi trường.

  1. Gỉảỉ pháp về chuyển giao tỉến bộ khoa học kỹ thuật

Tăng cường công tác tập huấn, phổ biến và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho nhân dân. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế điển hình trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, cần chú trọng công tác triển khai nhân rộng kết quả của mô hình trình diễn vào sản xuất đại trà.

Tăng thời lượng phát thanh về các chuyên đề chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, các điển hình sản xuất tiên tiến

Các tổ chức đoàn thể ở huyện và từng xã phối hợp với đội ngũ khuyến nông trong công tác tuyên truyền vận động, tổ chức các hội thảo chuyên đề về phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức, tạo sự đồng thuận về nhận thức trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế trang trại.

  1. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Hàng năm, có kế hoạch đầu tư xâỵ dựng, kiên cố hóa kênh mương, duy tu, sữa chữa các công trình thủy lợi đã xuống cấp, đầu tư cứng hóa các đường trục chính giao thông nội đồng nhằm đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất và đi lại, vận chuyển nông sản của người dân.

Đối với chăn nuôi: Tổ chức quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung và từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính an toàn về dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Đối với thủy sản: Tận dụng các hồ đập, phát huy các nguồn nước mặt các hồ chứa thủy điện để phát triển ngành thủy sản trên địa bàn.

  1. Một số giải pháp về đầu ra cho sản phẩm
  • Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ.
  • Tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm; lựa chọn các giống cây, con phù họp với thị hiếu của người tiêu dùng đưa vào sản xuất, nuôi trồng…
  • Khuyến khích tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết (họp tác xã, tổ hợp tác, trang trại…) nhằm tạo ra các sản phẩm đồng bộ và có số lượng lớn, thuận lợi trong khâu tiêu thụ.

Mở rộng mạng lưới hoạt động thương mại các thành phần kinh tế tại các địa bàn nông thôn để vừa thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, vừa giải quyết tốt hơn đầu ra nông sản cho kinh tế trang trại và hộ nông dân, từng bước tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các chủ trang trại với các tổ chức lưu thông và các nhà máy chế biến nhằm tạo ra những mối liên hệ ổn định giữa sản xuất với thị trường./.

Xuân Tiệp