Nhằm chấm dứt các hoạt động du lịch cưỡi voi và nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà. Qua đó duy trì, bảo tồn quần thể voi nhà trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Quyết định số 2486, ngày 4/11/2022, trong thời gian từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2026, tỉnh Đắk Lắk sẽ chi 55 tỷ 400 triệu đồng để thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi tại Đắk Lắk. Trong đó, Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) viện trợ hơn 50 tỷ đồng.
Huyện Lắk là một trong 2 huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhiều voi nhà, cưỡi voi cũng là một trong những loại hình du lịch phổ biến được nhiều du khách lựa chọn khi đến với huyện Lắk. Hiện nay trên địa bàn huyện Lắk có 14 con voi nhà, tuy nhiên các cá thể voi nhà này ngày càng già, khó khăn hơn là số cá thể voi nhà này khó có thể sinh sản khi môi trường sống ngày càng bị thu hẹp dần như hiện nay. Vì vậy nhiều chủ voi và nai voi rất ủng hộ mô hình du lịch thân thiện với voi. Từ mục tiêu không còn cưỡi voi, thay vào đó sẽ tạo tương tác thân thiện giữa du khách với voi như cho voi ăn, tắm và chụp hình cùng voi…Với mô hình này du khách được trải nghiệm bằng cách vào rừng để ngắm voi, tìm hiểu kiến thức về voi, tiểu sử của mỗi chú voi và thú vị hơn nữa là du khách cũng có thể tìm thấy dấu chân voi trong các khu rừng nơi voi sinh sống. Ông Y Per Êung – Trưởng Buôn Lê, thị trấn Liên Sơn cho biết.
Giữa chốn rừng già, những con voi được trút bỏ chiếc bành nặng trĩu trên lưng, tự do tự tại vui chơi, tìm kiếm thức ăn, còn du khách chỉ đứng ở xa, ngắm nhìn chúng kiếm ăn, vui chơi giữa thiên nhiên, núi rừng. Đặc biệt du khách có thể ngắm voi tắm và cho voi ăn, chụp ảnh cùng voi… Đây thực sự sẽ là những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn khi du khách tham gia mô hình du lịch thân thiện với voi tại huyện Lắk. Khi được hỏi về việc cưỡi voi nhiều du khách chia sẻ, họ không muốn cưỡi voi thay vào đó họ muốn biết và thấy tận mắt những hình ảnh đời thường của voi, tập tính hàng ngày của voi. Anh Vĩ Minh Trị – Du khách Đà Nẵng chia sẻ.
Trước đây voi nhà phần lớn thời gian sinh sống của voi đều được chủ thả trong rừng cùng với quần thể voi nhà khác để tự kiếm ăn, khi nào có việc cần đến voi giúp sức như chở lúa, bắp, hay kéo một vài khúc gỗ về dựng nhà… thì chủ mới gọi voi về. Hiện nay, những chủ voi trên địa bàn huyện đều liên kết tham gia làm du lịch, giá mỗi lần cưỡi voi, khách phải trả 350.000- 500.000 đồng/15 phút. Đây cũng là một nguồn thu nhập lớn của các chủ voi để có thêm kinh phí mua thức ăn cho voi và thuê nài trông coi và chăm sóc voi. Khi chuyển đổi loại hình du lịch từ cưỡi voi sang du lịch thân thiện với voi, dù vui mừng song các chủ voi vẫn có nhiều trăn trở, Ông Y Per Êung – Trưởng Buôn Lê, thị trấn Liên Sơn cho biết.
Để thực hiện được mục tiêu du lịch thân thiện với voi bền vững tại huyện Lắk thiết nghĩ cần phải có quy định cụ thể về mức hỗ trợ cho chủ voi để có thể yên tâm thực hiện mô hình du lịch thân thiện với voi, bên cạnh đó cần có môi trường rừng để chăn thả voi phù hợp bởi vì voi cần một lượng thức ăn lớn, nguồn thức ăn đa dạng, phong phú nhiều hệ thựcc vật và mỗi một mùa thì một loại thức ăn khác nhau thì mới đảm bảo sức khoẻ cho voi.
H Yur Je + Văn Thắng
- Cơ quan Huyện uỷ, UBMTTQVN huyện và hội, các đoàn thể huyện Lắk chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
- Tập thể cơ quan Trung tâm Truyền thông Văn hóa Thể thao huyện Lăk ủng hộ đồng bào miền Bắc
- Sôi nổi giải bóng chuyền nam xã Buôn Tría mở rộng lần thứ I năm 2024
- Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh làm việc với huyện Lắk
- HTX Tuấn Nguyên trao cây giống thực hiện NQ 05 tại các xã Đắk Nuê, Đắk Phơi, Bông Krang và Yang Tao