Hội thảo đầu bờ mô hình trồng lúa bằng phân bón hữu cơ sinh học tại xã Đăk nuê

Phòng NN&PTNT huyện vừa phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp Thành Tín, xã Đăk Nuê tổ chức hội thảo đầu bở mô hình lúa, canh tác bằng phấn bón hữu cơ sinh học tại chân ruộng  của gia đình ông Trần Văn Mười Giám đốc HTX Nông nghiệp Thành Tín thôn Yên Thành II, xã Đăk Nuê; tham gia buổi hội thảo có lãnh đạo phòng NN&PTNT, trạm khuyến nông, hội nông dân huyện, lãnh đạo Đảng uỷ, UBND xã Đăk Nuê, lãnh đạo các công ty thu mua và phân phối gạo sạch ở TPHCM, cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã.

Mô hình lúa, canh tác phấn bón phân hữu cơ sinh học được Hợp tác xã Thành Tín triển khai thực hiện trồng các giống lúa ST24, Đài thôm 8 và giống lúa hạt tròn xuất xứ Nhật Bản tại cánh đồng ở thôn Yên Thành II với diện tích khoảng 12ha cho năng xuất ước đạt 6 tấn lúa khô/ha.

Tại  buổi hội thảo các đại biểu đã đi thăm quan thực tế mô hình trồng lúa sử dụng phân bón hữu cơ, lúa đối chứng và thảo luận đánh giá kết quả thực hiện mô hình này.

Qua quá trình triển khai mô hình cho thấy, quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sinh học có nhiều ưu điểm như; người dân có thể tận dụng được các loại phân có sẳn như phân bò, phân vịt…. dùng phế phảm sinh học ủ tạo phân hữu cơ hoặc các loại phân bón công nghệ sinh học để bón cho cây trồng sẽ giúp cải tạo đất tốt, cây lúa phát triển cân đối, sản phẩm lúa gạo sạch an toàn, giảm ô nhiễm môi trường, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa tốt hơn, trong thời kỳ lúa trổ bông ruộng ít bị nhiễm bệnh, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cứng cây không bị đổ ngã ….

Tham gia tại buổi hội thảo đại diện các công ty thu mua và phân phối gạo sạch ở TPHCM cám kết sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa, gao hữu cơ sinh học của người nông dân làm ra để bà con yên tâm sản xuất.

Mô hình sản xuất lúa sạch chất lượng cao sử dụng 100% phân bón hữu cơ sinh học đã có tác động lớn trên cả 3 mặt: sản xuất, kinh tế và môi trường, từng bước nâng cao hiểu quả việc canh tác theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, việc triền khai mô hình sẽ từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân trong việc sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, bền vững, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng. Tuy mô hình lúa canh tác bằng phân bón hữu cơ sinh học sẽ cho năng xuất thấp hơn so với sản xuất lúa bằng phân bón hoá học truyền thống; nhưng giá trị sản phẩm mang lại cao hơn nhiều so với sản xuất lúa truyền thông bằng phân bón hoá học.

Được biết trong thời gian tới, Hợp tác xã Nông nghiệp Thành Tín sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nhiều mô hình trồng lúa, canh tác bằng phân bón hữu cơ sinh học để tuyên truyền, khuyến khích hỗ trợ nông dân áp dụng mô hình trồng lúa sạch, chất lượng cao theo hướng hữu cơ sử dụng 100% phân bón sinh học nhằm tạo ra nhiều sản phẩm lúa gạo sạch để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng, tặng thu nhập cho người sản xuất.

Xuân Thái