Chính phủ ban hành nghị định số: 100/2019/NĐ CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Ngày 30 tháng 12 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2019/NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghi định bao gồm 05 Chương 86 điều. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Áp dụng cho các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một trong những điểm mới đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đó là quy định xử phạm vi phạm hành chính đối với những người uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và đường sắt.

Để giúp quý vị và các bạn có thêm thông tin và hiểu rõ các quy định này, Đài TTTH huyện xin trích dẫn các điểm chính sau đây:

1/ Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng đối với người điều khiển xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

2/ Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe mô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe mô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe mô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

3/Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

4/Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển  xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Trên đây là trích dẫn quy định xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 100/2019/NĐCP, ngày 30/12/2019 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đối với những người đã uống rượu bia vượt mức cho phép điều khiển các phương tiện xe cơ giới, thậm chí cả xe đạp khi tham gia giao thông đường bộ.

Biên tập xây dựng: Xuân Tiệp