Phát triển du lịch huyện Lăk khởi nguồn từ bảo tồn và tôn tạo cảnh quan, gìn giữ môi trường sinh thái

Huyện Lăk nằm phía đông Trường Sơn, giữa Cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng núi Chư Jang Sin, có diện tích tự nhiên trên 1.256 kmđược bao bọc bởi 02 con sông lớn đó là sông Krông Nô và sông Krông Na, địa bàn được bao quanh là đồi núi và những cánh đồng ruộng  rộng lớn, hệ sinh thái tương đối phong phú và đa dạng.  Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi huyện Lắk có hệ tài nguyên rừng và động thực vật phong phú. có tác dụng phòng hộ cao; vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Do đó rừng ngoài vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai…lại là nơi mang nhiều bí ẩn cho khám phá, nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tiêu biểu là Vườn Quốc gia Chư Yang Sin thuộc hệ sinh thái núi cao, trải dài sang tận tỉnh Lâm Đồng rộng 58.947 ha là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có tính đa dạng sinh học cao bao gồm 876 loài thực vật bậc cao có mao mạch, 203 loài chim, 46 loài thú lớn, 29 loài bò sát lưỡng cư ngoài ra còn có trữ lượng lâm sản rất lớn. Đặc điểm tự nhiên của huyện Lắk có núi cao, sông lớn và đặc biệt là hồ Lắk là hồ tự nhiên lớn nhất các tỉnh Tây nguyên, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là phát triển du lịch. Ngoài ra còn các hệ thống hồ đập khác như hồ Thủy điện Tua sar, hồ Buôn Triết, hồ Buôn Tría. Vừa phục vụ sản xuất điện năng, cung cấp nước làm nông nghiệp vừa thuận lượi phát triển du lịch.

Hiện nay khu du lịch hồ Lăk đang được cấp, chính quyền địa phương xây quan tâm phát triển theo hướng du lịch sinh thái lâu dài và bền vững. Đây là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, cũng như các văn hóa truyền thống lưu truyền lâu đời tại địa phương. Lồng ghép các hoạt động giáo dục về  giá trị của tự nhiên và văn hóa truyền thống của địa phương, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và văn hóa – xã hội. bảo tồn duy trì những giá trị của thiên nhiên được khai thác cho phát triển du lịch thông qua việc: Tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, chính quyền và cơ quan quản lý và bảo tồn khu vực thiên nhiên; tạo việc làm và cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương; nâng cao nhận thức của cả người dân và khách du lịch về bảo tồn các tài sản thiên nhiên và văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống được lưu truyền bao đời nay.

Để tiến tới du lịch huyện Lăk trở thành điểm đến thân thiện và gần gũi với thiên nhiên, tạo cho du khách có những khoảng không gian, thời gian yên bình bách bộ thỏa sức hít thở không khí trong lành vào những buổi sớm mai trên con đường vành đai ven hồ rợp bóng cây xanh, chạy vòng quanh chân đồi biệt điện kéo dài quanh co qua các buôn làng người M’Nông ở buôn Lê, buôn Jun, buôn M’Liêng….và có nhiều thời gian dã ngoại thông qua các dịch vụ cưỡi Voi, bơi thuyền độc mộc, lướt ca nô, thuyền máy trên hồ Lăk. Xa hơn nữa du khách có thể thực hiện các chuyến Pic- Nic lên thác buôn Biếp, suối đá Đăk Phơi, leo hang đá 3 tầng, đỉnh Nam Ka, đỉnh Chư Yang sin, đỉnh Chư Yang Lăk thỏa sức chiêm ngưởng cảnh vật thiên nhiên hoang sơ và hít thở không khí trong lành…

Trong chương trình nghị sự của cấp ủy cũng như chính quyền địa phương đã và đang có những hướng đi thích hợp và định hướng phát triển lĩnh vực du lịch huyện Lăk hướng đến thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và biến trung tâm huyện thành khu du lịch sinh thái tiến tới mở rộng kết hợp với du lịch tâm linh mở rộng ra các vùng xung quanh thị trấn. Thường trực Huyện ủy đã đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể để các cấp, các ngành ở địa phương triển khai thực hiện. Trước mắt cần nêu cao ý thức trách nhiệm và tự giác của từng ngành, từng cấp để quán triệt tuyên truyền giáo dục đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hưởng ứng, đồng thời có kế hoạch, phương án, giải pháp hữu hiệu để làm xanh, sạch, đẹp môi trường tại công sở, cơ quan, trường học các khu vực công cộng, hoa viên và trung tâm huyện từng bước góp phần vào tham gia xã hội hóa du lịch ở địa phương theo hướng người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch, ngành ngành làm du lịch.

Với những chủ trương, chương trình, kế hoạch và những bước đi cụ thể, thì việc làm hiện nay của đảng bộ, chính quyền các cấp ở địa phương là vừa tuyên truyền nâng cao nhận thức đến từng cán bộ, đảng viên và người dân về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và phát triển ngành du lịch của huyện nhà gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, để vừa tranh thủ các nguồn lực để kiến thiết xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, cùng với việc kêu gọi xã hội hóa thu hút nguồn lực từ bên ngoài đầu tư về du lịch, kết hợp với công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tây nguyên. Mặt khác phát động phong trào hành động của từng cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban ngành, các cơ sở trường học hưởng ứng thực hiện trồng cây xanh, trồng hoa trong khuôn viên, trụ sở tiến tới tuyên truyền, vận động, kêu gọi người dân các địa phương hưởng ứng làm theo để tạo cảnh quan môi trường sinh thái gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên với nhiều cây xanh, bóng mát và những con đường khang trang, sạch đẹp hướng huyện Lăk là khu du lịch có tầm cỡ của vùng đất Tây Nguyên, thu hút nhiều khách du lịch đến với địa phương.

            XUÂN TIỆP