“ về nội dung đại hội đảng bộ các cấp; Chuẩn bị văn kiện đại hội và tổ chức lấy ý kiến đóng góp ; Về công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy”
* Đại hội đảng bộ các cấp thực hiện 04 nội dung sau:
- Tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2020-2025.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng, văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp.
- Bầu ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025.
- Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
* Lưu ý: Những địa phương, đơn vị có khó khăn liên quan đến công tác nhân sự, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý thì tiến hành đại hội với 03 nội dung, chưa bầu cấp ủy khóa mới.
* Chuẩn bị văn kiện đại hội và tổ chức lấy ý kiến đóng góp
– Dự thảo văn kiện của cấp ủy trình đại hội gồm 02 báo cáo chủ yếu: Báo cáo chính trị của đảng bộ và Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy trong nhiệm kỳ.
+ Báo cáo chính trị của đảng bộ phải đánh giá khách quan, trung thực, sát tình hình thực tế; làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm trên các lĩnh vực xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh …, nhất là việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cấp mình và cấp trên đã đề ra; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc, toàn diện, sát thực tế; đồng thời, quán triệt quan điểm, chủ trương, định hướng lớn trong các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, của tỉnh và của huyện cũng như điều kiện thực tế địa phương, đơn vị, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2025 và với tầm nhìn xa hơn.
+ Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy phải có tính chiến đấu, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình với thái độ nghiêm túc, thẳng thắn, xây dựng; đánh giá đúng, khách quan, trung thực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ vừa qua; kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; đồng thời, phải cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe nhiều chiều để đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp phù hợp, hiệu quả nhằm sửa chữa, khắc phục trong thời gian tới.
– Việc xây dựng, đóng góp ý kiến vào văn kiện:
+ Quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội, các cấp ủy cần nghiêm túc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, của cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ hưu trí, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, chuyên gia và Nhân dân bằng các hình thức thích hợp, hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức đảng chuẩn bị tốt và có kế hoạch công bố dự thảo các văn kiện đại hội và báo cáo chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng, phù hợp với tình hình thực tế để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của Nhân dân.
+ Để nâng cao chất lượng thảo luận, đóng góp ý kiến vào văn kiện tại đại hội, các cấp ủy chuẩn bị dự thảo nghị quyết đại hội, chương trình hành động (gồm những định hướng lớn, nội dung cơ bản của báo cáo chính trị) để đại hội thảo luận, quyết định. Đại hội các cấp phải dành thời gian thỏa đáng, phát huy trách nhiệm, trí tuệ của đại biểu trong thảo luận; bảo đảm dân chủ, kỹ lưỡng, sâu sắc, hiệu quả, tránh “qua loa”, hình thức; các ý kiến khác nhau cần dành thời gian thảo luận, tranh luận, làm rõ, đi đến thống nhất trên tinh thần cầu thị, lắng nghe, đoàn kết, xây dựng.
* Về công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy
- Yêu cầu
– Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy phải thực hiện đúng Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng về công tác cán bộ. Việc giới thiệu nhân sự cấp ủy nói chung phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ, đồng thời chú trọng phát hiện, giới thiệu những nhân tố mới có đức, có tài, có triển vọng về lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ trẻ tuổi, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số để bầu tham gia cấp ủy.
– Tiến hành công tác nhân sự cấp ủy theo đúng nguyên tắc, quy trình, phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể cấp ủy và cán bộ, đảng viên; công tâm, khách quan trong lựa chọn, giới thiệu nhân sự; chống tư tưởng cá nhân, cục bộ, thiếu tính xây dựng hoặc nể nang, né tránh, ngại va chạm. Nghiêm cấm các biểu hiện vận động, bè phái, chia rẽ mất đoàn kết, thực hiện không đúng quy định về những điều đảng viên không được làm trong chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy.
– Cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo thẩm tra, xác minh, kết luận trước khi tiến hành đại hội đối với những nơi có vấn đề mất đoàn kết nội bộ hoặc có đơn, thư khiếu nại, tố cáo theo quy định. Trường hợp cán bộ có sai phạm nghiêm trọng thì xử lý nghiêm theo Điều lệ Đảng và phân công người thay thế trước đại hội. Nhân sự giới thiệu bầu vào cấp ủy phải được cấp có thẩm quyền thẩm tra, kết luận đảm bảo về tiêu chuẩn chính trị theo đúng Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị.
– Dừng việc bổ sung cấp ủy viên và ủy viên ban thường vụ cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 trước 06 tháng tính đến thời điểm đại hội ở mỗi cấp. Cụ thể: đối với cấp cơ sở hoàn thành việc bổ sung trước ngày 01/11/2019; cấp huyện hoàn thành trước ngày 01/01/2020 (trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định).
- Tiêu chuẩn cấp ủy viên
Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự cấp ủy khóa mới phải quán triệt sâu sắc các văn bản quy định chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh ủy, trong đó cần nhấn mạnh các tiêu chuẩn:
– Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, quốc gia, dân tộc và Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia, dân tộc, Nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Yên tâm công tác, chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
– Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng lãng phí, tiêu cực, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
– Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo; nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có thành tích, kết quả nổi trội ở lĩnh vực, địa bàn được phân công công tác; cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và vì Nhân dân phục vụ. Có kinh nghiệm thực tiễn; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.
– Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Đảng, Nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp.
– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ (theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền trong thời gian không quá 06 tháng đến thời điểm giới thiệu nhân sự); bảo đảm tuổi theo quy định.
– Lãnh đạo chủ chốt của cấp ủy phải thực sự tiêu biểu về trí tuệ, đạo đức, uy tín, năng lực thực tiễn và sự cống hiến, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân tín nhiệm.
– Các đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời làm chủ tịch UBND phải có năng lực, kinh nghiệm về công tác Đảng và công tác chính quyền; có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ: đại học trở lên; lý luận chính trị cao cấp và tương đương đối với cấp huyện; có trình độ trung cấp trở lên về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị trở lên đối với cấp xã, thị trấn.
– Các đồng chí được dự kiến giới thiệu làm lãnh đạo chủ chốt HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 phải có năng lực và kinh nghiệm quản lý, điều hành hoạt động của HĐND, UBND.
Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế, quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, tiêu chuẩn chính trị và những điều đảng viên không được làm; quan liêu, cửa quyền, thiếu gắn bó mật thiết với Nhân dân; bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng tới uy tín cơ quan, đơn vị, bản thân cán bộ; kết quả thực hiện nhiệm vụ không cao.
- Về cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên thường vụ và phó bí thư cấp ủy
a/ Cơ cấu cấp ủy
– Cơ cấu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đối với những địa bàn, lĩnh vực quan trọng; không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn; thực hiện chủ trương không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy; đồng thời, thống nhất quy định một số chức danh cụ thể có cơ cấu ban thường vụ, số cơ cấu còn lại do cấp ủy quyết định theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và khả năng đáp ứng của cán bộ.
– Kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả việc chuẩn bị nhân sự tại chỗ với điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ từ nơi khác đến. Các địa phương và ngành có cơ cấu cấp ủy viên nhưng chưa chuẩn bị được nhân sự tại chỗ thì cấp ủy cấp trên điều động người đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị từ nơi khác đến hoặc cho bầu khuyết để xem xét bổ sung sau đại hội.
– Cơ bản thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở cấp xã đối với những nơi có đủ điều kiện. Mỗi đồng chí thường trực cấp ủy huyện không giữ quá 02 chức danh trong các chức danh chủ chốt cấp huyện (bí thư, phó bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND).
– Thực hiện chủ trương bố trí chức danh bí thư cấp ủy cấp xã, thị trấn nhiệm kỳ 2020-2025 không phải là người địa phương; cơ bản đến năm 2025 bố trí 100% bí thư cấp ủy xã, thị trấn không phải là người địa phương (trường hợp đặc biệt do Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét quyết định); ngoài ra, khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác.
– Phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ đạt từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ; tỷ lệ cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi đối với cấp huyện, dưới 35 tuổi đối với cấp cơ sở) từ 10% trở lên; tỷ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị (phấn đấu cao hơn hoặc tối thiểu cũng bằng tỷ lệ khóa hiện tại). Cấp ủy các cấp, nhất là người đứng đầu phải chủ động và có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, đánh giá để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số vào các chức danh có cơ cấu cấp ủy tham gia cấp ủy khóa mới; đồng thời, có giải pháp hiệu quả chuẩn bị nguồn cán bộ cả trước mắt và lâu dài.
– Thực hiện chủ trương cấp ủy đổi mới không dưới 1/3 mỗi nhiệm kỳ và thực hiện cơ cấu ba độ tuổi trong cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và phấn đấu ba độ tuổi trong thường trực cấp ủy.
– Vào đầu nhiệm kỳ, nơi nào chưa chuẩn bị đủ số lượng, cơ cấu thì phải khẩn trương, nghiêm túc chuẩn bị nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bổ sung trong nhiệm kỳ bảo đảm đủ cơ cấu, tỉ lệ theo đúng quy định.
– Cơ cấu cấp ủy, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số và việc đổi mới cấp ủy trong lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và một số đơn vị đặc thù sẽ có hướng dẫn riêng.
b. Số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ và phó bí thư cấp ủy
– Đối với đảng bộ huyện: Số lượng ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ huyện khoá XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 từ 39 đến 41 đồng chí; uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy từ 09 đến 11 đồng chí; phó bí thư 02 đồng chí (trường hợp đặc biệt do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định).
– Đối với đảng bộ xã, thị trấn: Số lượng cấp ủy viên không quá 15 đồng chí; phó bí thư 02 đồng chí. Cơ cấu cấp ủy gồm: Cán bộ, công chức đang công tác (theo số lượng quy định của Chính phủ) và những người không phải là cán bộ, công chức cấp xã (người hoạt động không chuyên trách, cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ, viên chức sự nghiệp, lực lượng vũ trang…). Về độ tuổi tái cử cấp ủy cấp xã được áp dụng như cấp ủy cấp huyện.
– Đối với Đảng bộ Quân sự huyện và Đảng bộ Công an huyện: Thực hiện theo quy định riêng của Bộ Chính trị.
– Đối với Đảng bộ Cơ quan Đảng – Đoàn thể và Đảng bộ Cơ quan Chính quyền: Số lượng cấp ủy viên không quá 15 đồng chí, số lượng phó bí thư 01 đồng chí.
– Đối với chi bộ cơ sở trực thuộc Huyện ủy: Chi bộ có dưới 09 đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ (nếu cần thiết bầu phó bí thư chi bộ); chi bộ có 09 đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và phó bí thư trong số chi ủy viên.
Căn cứ vào tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị cụ thể của địa phương, đơn vị, thực trạng đội ngũ cán bộ, đại hội quyết định số lượng cấp ủy viên cấp ủy khóa mới; quyết định số lượng ủy viên ban thường vụ, phó bí thư cấp ủy trên cơ sở quy định khung nêu trên. Đối với đảng bộ cơ sở nơi thực hiện thí điểm chủ trương đại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư thì đại hội quyết định số lượng cấp ủy viên, số lượng ủy viên ban thường vụ và số lượng phó bí thư cấp ủy theo quy định nêu trên. Cấp ủy cấp huyện, cấp xã, thị trấn phải tương ứng với tỷ lệ dân cư người DTTS hiện có trên mỗi địa bàn và phấn đấu đạt tỷ lệ tương ứng trong ban thường vụ cấp ủy các cấp. Đối với các loại hình tổ chức đảng khác cần phải đạt từ 15% trở lên có cán bộ DTTS tham gia cấp ủy.
Lưu ý: Số lượng tối đa cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy nêu trên là nhằm tạo điều kiện cơ cấu cấp ủy viên trẻ, nữ, cán bộ dân tộc thiểu số. Trong đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp từ huyện đến cơ sở (gồm bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND) phải có cán bộ người DTTS; đối với những địa phương, đơn vị thiếu nguồn thì cấp có thẩm quyền chưa cho bổ sung hoặc để bầu khuyết để lựa chọn nhân sự bổ sung sau đại hội nhằm đảm bảo tỷ lệ cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số theo quy định.
ĐẢNG BỘ HUYỆN LĂK NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THI HÀNH KỶ LUẬT TRONG ĐẢNG
Huyện Lắk nằm phía Đông – Nam của tỉnh Đắk Lắk, thuộc huyện miền núi 30a theo quyết định của chính phủ, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 52 km, giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, có diện tích tự nhiên là 125.604 ha, dân số trên 70.000 người với 14 dân tộc trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 63%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 40,58%.
Đảng bộ huyện Lăk có 32 tổ chức cơ sở đảng với 2.901 đảng viên, 929 Đảng viên nữ, chiếm 32,02%; có 1.201 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 41,40%.
Những năm qua, cấp ủy và UBKT các cấp huyện Lắk đã xác định công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Đảng, trong đó chú trọng kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, góp phần giáo dục, ngăn ngừa, hạn chế sai phạm, để răn đe, cảnh tỉnh đối với tổ chức đảng, đảng viên. Từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
Từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay, cấp ủy các cấp huyện Lắk kiểm tra kiểm tra 188 tổ chức đảng cấp dưới và kiểm tra 4.496 lượt đảng viên (781 cấp ủy viên)Trong đó, Ban Thường vụ Huyện uỷ kiểm tra 14 tổ chức đảng và 22 lượt đảng viên; các ban tham mưu của cấp uỷ kiểm tra 33 tổ chức đảng; Đảng uỷ cơ sở kiểm tra 141 tổ chức đảng và 841lượt đảng viên chi bộ kiểm tra 3.631đảng viên (518 CUV).Trong nhiệm kỳ, Huyện ủy, các ban xây dựng Đảng và tổ chức đảng trực thuộc huyện ủy đã giám sát theo chuyên đề gồm 121 tổ chức đảng và 2.149 lượt đảng viên( 524 cấp ủy viên) . Trong đó, Huyện ủy giám sát 07 tổ chức và 15 lượt đảng viên; cấp ủy cơ sở giám sát 93 tổ chức và 321 lượt đảng viên; chi bộ trực thuộc giám sát 1.813 lượt đảng viên; các Ban Đảng Huyện ủy giám sát 16 tổ chức.
Trong nhiệm kỳ, Ủy ban Kiểm tra huyện ủy và cơ sở đã phát hiện và tiến hành kiểm tra đối với 03 tổ chức đảng cấp dưới và 107 đảng viên, cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra, kết luận 03 tổ chức đảng và 107 đảng viên đều có sai phạm khuyết điểm, chiếm 100 % so với số được kiểm tra, trong đó 01 tổ chức vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, đảng uỷ cơ sở đã xem xét xử lý kỷ luật chi bộ vi phạm theo đúng thẩm quyền, xem xét thi hành kỷ luật 99 trường hợp, chiếm 92,52% so với số có vi phạm.
Nhìn chung số đảng viên có đấu hiệu tăng so với nhiệm kỳ trước. Trong đó, cấp ủy viên 33 trường hợp, chiếm 30,84 %. Nội dung kiểm tra: Chấp hành chỉ thị, nghị quyết; thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ; phẩm chất đạo đức, lối sống; chính sách dân số KHHGĐ; Quy định 47; quản lý tài chính.
Tổng số đảng viên bị tố cáo phải giải quyết là 24 trường hợp, tăng 12 trường hợp so với nhiệm kỳ trước. Trong đó, cấp ủy viên các cấp bị tố cáo có 18 trường hợp, chiếm 75% so với số đơn phải giải quyết. Nội dung tố cáo chủ yếu: nguyên tắc tập trung dân chủ; phẩm chất, đạo đức lối sống; cố ý làm trái các quy định của Đảng, Nhà nước; đất đai; tài chính. Trong đó, UBKT huyện ủy giải quyết 13 đơn; cấp uỷ cơ sở giải quyết 11đơn. Qua xem xét, kết luận tố cáo sai 12 trường hợp, chiếm 50% so với tổng số đơn thư phải giải quyết; chưa có cơ sở kết luận 02 đơn; tố đúng và đúng một phần 10 đơn, chiếm 41,67%. Trong đó, đúng có vi phạm là 08 đảng viên, phải thi hành kỷ luật 08 đảng viên.
Nhìn chung, việc xử lý kỷ luật của cấp ủy và UBKT đã thực hiện đúng phương hướng, phương châm, đầy đủ về qui trình, thủ tục trong thi hành kỷ luật của Đảng, đảm bảo tính nghiêm minh, kịp thời, xử lý đúng người, đúng vi phạm nên đã có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa và ngăn chặn nhằm làm giảm sai phạm của tổ chức Đảng và đảng viên.
Để chủ động thực hiện hiệu quả hơn nữa nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát, kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại trong thời gian tới, đồng chí Đỗ Quốc Hương Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cho biết: Trước hết, UBKT các cấp từ huyện đến cơ sở phải chủ động, tăng cường thâm nhập thực tiễn, cơ sở, bám sát lĩnh vực, địa bàn phụ trách nắm bắt thông tin, tình hình, đồng thời là cơ quan tham mưu thường trực về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật cho cấp ủy. Trước hết tăng cường giám sát việc khắc phục những sai phạm sau kết luận thanh tra, kiểm tra; đề cao việc tự kiểm tra của cấp uỷ, tổ chức đảng và đảng viên, xác định đúng đắn trách nhiệm, nhất là người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của các Ban đảng và làm tốt chức năng tham mưu, giúp cấp uỷ lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng quy định, đồng thời phối hợp chặt chẽ với uỷ ban kiểm tra và các cơ quan chức năng theo quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng để tổ chức thực hiện đồng bộ, đạt hiệu quả cao, trong đó chú trọng và tăng cường kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là nhiệm vụ trọng tâm, có tác dụng quan trọng trong việc quản lý, giáo dục, răn đe, rèn luyện cán bộ, đảng viên; xây dựng nội bộ Đảng đoàn kết, thống nhất, trong sạch, vững mạnh. Trên cơ sở đó UBKT các cấp chủ động tiếp tục tham mưu cho cấp ủy các cấp về thực hiện toàn diện, có hiệu quả các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ cấp ủy giao, trong đó tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm.
Tập trung theo dõi, giám sát, nắm chắc tình hình địa bàn, cơ sở, lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh vi phạm, những vấn đề bức xúc trong dư luận, đặc biệt là công tác tổ chức – cán bộ, quản lý đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng ngân sách…; kết hợp nhiều kênh thông tin để kịp thời phát hiện, kiểm tra khi có dấu hiệu, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa UBKT với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; thông tin báo chí về kết quả kiểm tra, xử lý sau kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của ủy ban kiểm tra; kiện toàn, củng cố bộ máy uỷ ban kiểm tra huyện ủy và cơ quan uỷ ban kiểm tra các tổ chức đảng trực thuộc huyện ủy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chú trọng về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kiểm tra. Thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích luân chuyển đội ngũ cán bộ kiểm tra, qua đó xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra có bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao kiến thức, năng lực thực tiễn, có đủ khả năng bảo đảm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.
XUÂN TIỆP
- UBND huyện họp thành viên UBND huyện mở rộng tháng 9 năm 2024
- Cơ quan Huyện uỷ, UBMTTQVN huyện và hội, các đoàn thể huyện Lắk chung tay hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
- Tập thể cơ quan Trung tâm Truyền thông Văn hóa Thể thao huyện Lăk ủng hộ đồng bào miền Bắc
- Ban Tuyên giáo Huyện uỷ làm việc với Đảng uỷ xã Krông Nô về biên soạn lịch sử Đảng bộ xã giai đoạn 1945 – 2020
- Hội nghị trực tuyến giao ban tháng 08/2024 về triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk