Hội thảo khoa học giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa truyền thống huyện Lắk

Sáng ngày 15/12, UBND huyện tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa truyền thống huyện Lắk”. Về dự hội thảo có các đồng chí trong Liên hiệp các hội KH&KT, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh; Nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Tây Nguyên; bà Đào Thị Thanh An – Phó Bí thư Thường trực, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy; lãnh đạo UBND, UBMTTQ huyện, đại diện các phòng, ban liên quan của huyện, cùng các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện. Hội thảo do ông Vương Hữu Nhi – Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh, ông Nguyễn Đình Hiền – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh; ông Nguyễn Xuân Thao – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh và ông Nguyễn Anh Tú – Phó chủ tịch UBND huyện đồng chủ trì.

Huyện Lắk là huyện có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều tiềm năng về phát triển du lịch. Sức thu hút của huyện Lăk chính là vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan với nét đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, các điểm du lịch trải nghiệm, khám phá vô cùng lý thú như thác Bìm Bịp xã Yang Tao, thác Liêng Puh Pêt, di tích lịch sử hang đá ba tầng ở xã Krông Nô, hay đỉnh núi Chư Yang Lắk với độ cao 1.700 m, đặc biệt là đỉnh núi Chư Yang Sin (2.442 mét) cao nhất hệ thống núi cao cực Nam Trung Bộ. Phía dưới chân núi là những cánh đồng rộng lớn, được bồi đáp lượng phù sa, màu mỡ từ con sông Krông Ana, trải dài từ buôn Mliêng xã Đăk Liêng đến cánh đồng 08/4 xã Buôn Triết. Xung quanh hồ Lăk được bao bọc bởi những buôn làng người M’nông đang còn lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống của người M’Nông từ ngàn đời xưa cho đến nay…vì vậy đến với huyện Lăk, không chỉ là đi leo núi “săn” mây, khi đặt tour trải nghiệm, du khách còn được tìm hiểu thêm về văn hóa tín ngưỡng, thưởng thức những món ăn truyền thống, đặc biệt là hòa mình trong những nhịp chiêng ngân vang của đồng bào M’nông tại chỗ.

Cùng với du lịch trải nghiệm, nhiều loại hình du lịch cộng đồng được hoà nhập vào đời sống lao động tại các buôn làng đang hình thành và phát triển. Nhiều du khách đến với huyện Lắk để thư giãn, trải nghiệm tìm hiểu về những tập quán, đời sống sinh hoạt văn hoá của người đồng bào M,nông bên hồ Lắk thơ mộng, khám phá nghề thuần dưỡng, nuôi voi, nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây tre, chế tác gốm truyền thống của người M’Nông ven hồ Lắk.

Năm 2022 lượng khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại huyện Lăk đạt 20.317 lượt người tăng 253% so với năm 2021, trong khi đó khách quốc tế đạt 1.223 lượt tăng 598% so với năm 2021, khách trong nước đạt 19.094 lượt tăng 243% so với năm 2021. Năm 2023 lượng khách đạt 20.653 lượt tăng 1,6 % so với năm 2022, trong đó khách quốc tế đạt 1.403 lượt tăng 14,7% so với năm 2022, khách trong nước đạt 19.250 lượt tăng 0,8% so với năm 2022. Về doanh thu, năm 2022 doanh thu đạt 14,4 tỷ đồng tăng 278% so với năm 2021; năm 2023 đạt 17 tỷ tăng 18% so với năm 2022.

Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến du lịch huyện Lắk chưa phát triển được như mong đợi, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ nội dung và phương thức truyền thông du lịch của tỉnh nhà, đặc biệt là truyền thông, quảng bá bằng các phương tiện truyền thông mới. Sự phối hợp, liên kết giữa các địa phương trong vùng về phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá còn nhiều hạn chế; các sản phẩm du lịch chủ lực của các địa phương còn trùng lặp, đơn điệu, chưa phong phú, thiếu các dịch vụ đi kèm và nguồn nhân lực du lịch chưa có kỹ năng nghề cao cũng như còn hạn chế về tin học, ngoại ngữ nên chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách.

Từ thực tế trên, tại hội thảo các đại biểu đã có báo cáo, tham luận liên quan đến Nghị quyết 08, ngày 16/01/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Đề án số 08 ngày 8/4/2022 của Tỉnh uỷ Đăk Lăk về phát triển du lịch tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030 và thực tế du lịch ở huyện Lăk. Qua đó tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững du lịch văn hoá và du lịch sinh thái; phân biệt rõ hơn về sự tương đồng cũng như sự khác biệt giữa du lịch văn hoá và du lịch sinh thái để từ đó thống nhất nhận thức, tư duy; qua đó làm cơ sở cho việc ban hành, thực thi chính sách để thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch này, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của công tác này, mới có thể đề ra những giải pháp truyền thông, quảng bá hiệu quả, góp phần lan tỏa tới du khách thông điệp về một huyện Lắk “an toàn, hấp dẫn”, thích ứng với trạng thái “hoang sơ”, khơi dậy cảm hứng đi du lịch của du khách, đưa du lịch của tỉnh phát triển mạnh hơn và thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Du lịch là yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, ngày nay du lịch ở Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo ra ngành du lịch với đa dạng các loại hình du lịch khác nhau.

Trên cơ sở các bài tham luận và các ý kiến trao đổi, thảo luận tại hội thảo, để phát triển du lịch huyện Lăk gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

 Văn Hoan – Sakin (SVTT)