Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà; phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông; phía Tây giáp Vương quốc Campuchia; có đường biên giới dài 73 km; diện tích 13.125,37 km2.
Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng. Giao thông có cả đường bộ và đường hàng không; Quốc lộ 14 nối Đắk Lăk với các tỉnh phía Nam và phía Bắc, là con đường huyết mạch từ Pleiku tỉnh Giai Lai qua trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột xuống tỉnh Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 26 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện Krông Pắk, Ea Kar, M’Đrắk đến tỉnh Khánh Hòa; Quốc lộ 27 nối trung tâm tỉnh với các huyện Cư Kuin, huyện Lắk và thành phổ Đà Lạt (Lâm Đồng). Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột được đầu tư, nâng cấp, thường xuyên đón các đoàn khách quốc tế và trong nước.
Là địa phương có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử, văn hóa như: Hồ Lắk, là hồ tự nhiên nằm ở giữa một thung lũng đẹp và thơ mộng; thác Dray Nur; thác Đray Sáp; thác Krông Kmar; thác Thủy Tiên; thác Đray H’Linh…là những thác nước đẹp, hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Đắk Lắk; Khu du lịch sinh thái Buôn Đôn; Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà Đày Buôn Ma Thuột; Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Đình Lạc Giao,… những thắng cảnh và di tích nêu trên đã tạo cho tỉnh Đắk Lắk có một tiềm năng rất lớn đế phát triển du lịch.
Theo kết quả điều tra năm 2019, dân số của tỉnh có 1 triệu 869 ngàn 322 người, đứng đầu khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 10 trong cả nước. Đắk Lắk có nền văn hóa lâu đời và đặc sắc, văn học dân gian phát triển sớm với nhiều thể loại: như Trường ca Đam San, không chỉ là niềm tự hào của nhân dân Đắk Lắk – Tây Nguyên, mà còn là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, cồng chiêng ở Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung là di sản quý báu của đồng bào các dân tộc thiểu số và đã được Tổ chức Văn hóa – Khoa học – Giáo dục của Liên họp quốc (UNESCO) công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại (25/11/2005).
Có thể khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử 120 năm hình thành và phát triển, đồng bào các dân tộc đã đoàn kết, chung lưng, đấu cật, ứng phó với thiên nhiên, vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Từ một vùng đất hoang sơ, nhưng với đức tính cần cù, lao động sáng tạo, tinh thần đoàn kết, nhân dân các dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác đã chung tay xây dựng tạo nên một tỉnh Đắk Lắk trù phú và tươi đẹp như ngày hôm nay.
Sự hình thành và phát triển của tỉnh Đăk Lăk theo dòng lịch sử
Sau khi triều Nguyễn được thành lập vào đầu thế kỷ XIX, quan hệ giữa các tộc người ở Tây Nguyên và Đắk Lắk nói riêng với chính quyền nhà Nguyễn có bước phát triển mới tích cực; triều đình nhà Nguyễn đã xây dựng phòng tuyến biên giới Tây Nam khỏi sự uy hiếp của các cánh quân xâm lược. Tuy nhiên, do những sai lầm nghiêm trọng trong việc thực hiện chính sách quản lý vùng đất này, triều đình nhà Nguyễn đã để vùng Tây Nguyên có lúc rơi vào sự cai trị của nhà nước phong kiến Xiêm.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, (từ 1899), Tây Nguyên trở thành vùng đất thuộc quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp. Ngày 31/01/1899, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Nghị định thành lập cơ sở hành chính tại Bản Đôn (trực thuộc nước Lào). Ngày 02/11/1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Đại lý hành chính Đắk Lắk đặt trụ sở tại Buôn Ma Thuột (trực thuộc nước Lào). Ngày 22/11/1904, trước phong trào đấu tranh bền bỉ và quyết liệt của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên và sức ép của triều đình nhà Nguyễn, Toàn quyền Đông Dương buộc phải ban hành Nghị định thành lập tỉnh Đắk Lắk. Như vậy, Đắk Lắk chính thức trở thành một trong 20 tỉnh Trung kỳ và một trong 73 tỉnh, thành phố Việt Nam thời Pháp thuộc.
Giai đoạn từ năm 1904 đến năm 1945
Ngày 22/11/1904, Đắk Lắk chính thức trở thành một trong 20 tỉnh Trung kỳ và một trong 73 tỉnh, thành phố Việt Nam thời Pháp thuộc, cột mốc đánh dấu sự thành lập tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 09/02/1913, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Kon Tum (trước là đại lý Kon Tum trực thuộc Tòa công sứ Quy Nhơn), bao gồm Đại lý Kon Tum tách khỏi tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và Đại lý Đắk Lắk.
Ngày 02/7/1923, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách Đại lý Đắk Lắk khỏi tỉnh Kon Tum để thành một tỉnh độc lập. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, địa bàn tỉnh Đắk Lắk được chia thành 5 quận là Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Đắk Song, Lắk và M’Đrắk; tỉnh lỵ đóng tại Buôn Ma Thuột.
Ngày 09/4/1934, Khâm sứ Trung Kỳ ban hành Nghị định chia Đắk Lắk thành 24 tổng, đứng đầu các tổng là Cai tổng. Theo số liệu thống kê năm 1936 tỉnh Đắk Lắk có diện tích 21.300km2, dân số 106.000 người, bao gồm 30 tổng, 576 xã. Ngày 06/01/1942, Khâm sứ Trung Kỳ ra Nghị định số 3268 chia Đắk Lắk thành 3 quận (Buôn Ma Thuột, Buôn Hồ, Lắk), 2 đại lý (M’Đrắk, Đắk Dam).
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975;
Về phía ta: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. về hành chính, cả nước được chia thành 3 bộ (Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) với 73 đơn vị hành chính cấp tỉnh (thành phố, khu đặc biệt). Tỉnh Đắk Lắk thuộc Trung Bộ. Sau đó, để thống nhất chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Đắk Lắk được đặt thuộc ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ.
Sau Hiệp định Giơnevơ, từ năm 1954 – 1960, Đắk Lắk trực thuộc Quân khu V, gồm 7 huyện, thị là: M’Đrắk, đông Cheo Reo, tây Cheo Reo, Buôn Hồ, Lắk, Đắk Mil và thị xã Buôn Ma Thuột.
Tháng 10/1965, trước những chuyển biến của phong trào cách mạng tại Đắk Lắk, Khu ủy quyết định giải thể Liên tỉnh ủy B3, B5, đồng thời họp nhất các đom vị thành tỉnh Đắk Lắk, đặt dưới sự chỉ đạo của Khu ủy V. Tỉnh Đắk Lắk lúc này gồm: vùng M’Đrắk mang mật danh H1 (huyện 1), vùng đông Cheo Reo (H2), vùng tây Cheo Reo (H3), vùng đông Buôn Hồ (H4), vùng tây Buôn Hồ (H5), vùng Buôn Ma Thuột (H6), vùng Phú Bổn thuộc đông Cheo Reo (H7- sau nhập với H3 thành H37), vùng nam đường 21 (H8), vùng Krông Bông (H9), vùng Lắk (H10).
Đến đầu năm 1975, tỉnh Đắk Lắk có 2 thị xã là Buôn Ma Thuột và Cheo Reo, cùng 9 huyện theo thứ tự từ H1 đến H11 (gần như tương ứng với địa giới các quận, thị của đối phương). Đó là huyện H1 (M’Đrắk – Khánh Dương), H2 (đông Cheo Reo – Phú Túc), H3 (tây Cheo Reo – Phú Nhơn, Phú Thiện, Thuần Mần), H4 (Buôn Hồ, đông đường 14), H5 (gồm phía bắc Buôn Ma Thuột và tây Buôn Hồ), H6 (thị xã Buôn Ma Thuột), H7 (thị xã Cheo Reo, có lúc nhập với tây Cheo Reo gọi là H37), H8 (Đắk Mil – Đức Lập), H9 (vùng Krông Bông – huyện căn cứ của tỉnh), H10 (Huyện Lắk – Lạc Thiện), H11 (vùng Krông Pắc – Phước An). Từ đó, địa giới hành chính của tỉnh Đắk Lắk tương đối ổn định cho đến ngày được hoàn toàn giải phóng.
Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay (năm 2024)
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), chính quyền cách mạng tỉnh Đắk Lắk tạm thời sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong tỉnh. Đầu năm 1976, theo chủ trương của Trung ương hai tỉnh Đắk Lắk và Quảng Đức được sáp nhập thành tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh có 5 huyện (Krông Búk, Krông Pắc, Đắk Mil, Đắk Nông, Lắk) và thị xã Buôn Ma Thuột.
Từ tháng 8/1977, Đến 2003, toàn tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 17 huyện) gồm thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện: Đắk R’lấp, Đắk Nông, Đắk Mil, Ea Súp, Cư M’gar, Krông Ana, Cư Jút, Krông Nô, Krông Pắc, Ea Kar, Lắk, Krông Bông, Ea H’Leo, Krông Búk, Krông Năng, M’Đrắk, Buôn Đôn.
Để đáp ứng yêu cầu phát triến kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh vùng Tây Nguyên, ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Sau khi tách tỉnh, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37 km với dân số 1 triệu 666 ngìn 854 người. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri (Campuchia), có đường biên giới dài 73km. Toàn tỉnh có 13 huyện, thành phố: thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện Krông Búk, Ea Kar, Krông Ana, Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, M’Đrắk, Krông Pắc, Ea H’Leo, Krông Bông, Cư M’gar, Krông Năng; với 165 đơn vị hành chính cấp xã, 2.129 thôn, buôn, tổ dân phố.
Đến năm 2024, tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện: Cư M’gar, Krông Búk, Ea H’Leo, Krông Năng, Krông Pắc, Ea Kar, M’Đrắk, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin, Krông Ала, Buôn Đôn, Ea Súp ; có 184 đơn vị hành chính cấp xã (20 phường, 12 thị trấn, 152 xã).
Đến nay sau 120 năm hình thành, xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự đoàn kết, nỗ lực của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã dành được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, tạo ra thế và lực mới cho Đắk Lắk trên chặng đường phát triển tiếp theo.
Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá (giai đoạn 2011 – 2015 đạt 8%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8,75%/năm; giai đoạn 2021 – 2023 đạt 7,07%/năm); giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Cơ cấu các ngành kinh tế: Nông, lâm, thủy sản bình quân tăng 5,95%/năm; công nghiệp – xây dựng bình quân tăng 12,15%/năm; riêng công nghiệp bình quân tăng 20,1%/năm; Dịch vụ bình quân tăng 6,61%/năm; Thuế sản phẩm bình quân tăng 3,7%/năm.
Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2023 ước đạt 60 ngìn 792 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người ước đạt 62,2 triệu đồng/người. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 35 ngìn 744 tỷ đồng, tổng 3 năm 2021 – 2023 ước đạt hơn 112 ngìn 965 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 1 tỷ 600 triệu USD, tổng 3 năm 2021 – 2023 ước đạt 4 tỷ 301 triệu USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn năm 2023 ước đạt 98.000 tỷ đồng, tổng 03 năm 2021 – 2023 ước đạt 278 ngìn 347 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 36,66%; công nghiệp – xây dựng chiếm 16,78%; dịch vụ chiếm 42,38%; thuế sản phẩm chiếm 4,18%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay có 78/151 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01/15 đon vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân toàn tỉnh đạt 15,93 tiêu chí/xã.
Sản xuất nóng, lâm nghiệp và thủy sản: Đến năm 2023, diện tích lúa toàn tỉnh ước đạt trên 113.900 ha; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 1 tỷ 318 ngìn 885 tấn; tổng diện tích cây trồng đạt 679 ngìn 851 ha, trong đó tổng diện tích cây lâu năm hiện có 355 ngìn 630 ha, riêng diện tích cà phê niên vụ 2021- 2022 đạt 213 ngìn 336 ha; tổng đàn gia súc, gia cầm khoảng 14 triệu 98 ngàn con; thủy sản phát triển cả khai thác và nuôi trồng, sản lượng nuôi trồng ước đạt trên 26.000 tấn, sản lượng khai thác ước đạt 1.700 tấn; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được chú trọng.
Ngành công nghiệp: từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, trong đó công nghiệp sản xuất điện là điểm sáng trong phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, toàn tỉnh hiện có 02 dự án điện gió 10 dự án điện mặt trời và 5.379 công trình điện mặt trời máỉ nhà đã phát điện thương mại.
Hoạt động thương mại – dịch vụ: duy trì tốc độ phát triển, hàng hóa phong phú, thương mại điện tử phát triển, đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng xã hội; tỉnh đã tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm, đặc biệt là tổ chức các kỳ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động xây dựng: Đến nay hệ thống giao thông đường bộ, đường không khá thuận lợi với Cảng hàng không Buôn Ma Thuột có công suất phục vụ khoảng 02 triệu hành khách/năm và hệ thống các đường quốc lộ 14, 26, 27, 29 kết nối Đắk Lắk với các tỉnh trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và cả nước; hệ thống giao thông đến các huyện, xã ngày càng được cải tạo, nâng cấp, với 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm; chỉ tiêu nhựa hóa hoặc bê tông hóa các tuyến đường địa phương cũng tăng lên đáng kế (đến cuối năm 2023, đường tỉnh tăng lên 96,64%; đường huyện tăng lên 95,14%; đường xã tăng lên 69,96%). Đặc biệt dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột. Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng, tạo động lực phát triển kiĩih tế – xà hội, gắn với tăng cường đảm bảo quốc phòng – an ninh của hai tỉnh và khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên…
Hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư được quan tâm triển khai thực hiện, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 26 dự án FDI, trong đó 22 dự án ngoài khu công nghiệp, với tổng vốn đăng ký 609,2 triệu USD (tương đương 13.541 tỷ đồng); 04 dự án trong khu công nghiệp, với tổng vốn đăng ký 73,2 triệu USD (tương đương 1.692 tỷ đồng). Hiện nay, tỉnh đang thực hiện 06 dự án ODA với tổng mức đàu tư khoảng 2 ngìn 325 tỷ đồng.
Doanh nghiệp, hợp tác xã phát triến mạnh vể so lượng, đến nay, toàn tỉnh có 12 ngìn 677 doanh nghiệp còn đăng ký hoạt động. toàn tỉnh hiện có 783 HTX, khu vực kinh tế tập thể thu hút 71.000 thành viên, 23.000 lao động thường xuyên.
Chất lượng giáo dục, y tế và đời sống văn hỏa, tỉnh thần người dân được nâng lên; an sinh xã hội, các chế độ, chỉnh sách hỗ trợ người cỏ công, công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ, kịp thời, cỏ hiệu quả
Công tác xã hội hóa giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy được đẩy mạnh đã góp phần hình thành một số cơ sở giáo dục hiện đại. Chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng lên, học sinh giỏi đoạt giải quốc gia, khu vực đều tăng… Hệ thống các trường đại học, phân hiệu học viện và đại học… từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, khu vực Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia… Đến năm 2023, toàn tỉnh có 1.006 trường học từ mầm non đến THPT (trong đó có 329 trường mầm non, 376 trường tiểu học, 241 trường THCS, 60 trường THPT với 15.424 lớp học), có 01 trung tâm GDTX tỉnh và 15 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện với 175 lớp học; 4 trường Đại học; 06 trường Cao đẳng….
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được tăng cường thực hiện; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân. Đến năm 2023, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (cân nặng theo độ tuổi) giảm còn 17,8%; tỷ lệ xã có trạm y tế đạt 100%; tỷ lệ bao phủ BHYT ước đạt 92,5%.
Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa được triển khai tích cực. Đến năm 2023, toàn tỉnh có 43 di tích đã được cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích quốc gia, 24 di tích cấp tỉnh; có 03 di sản văn hóa phi vật thế quốc gia, gồm Ngữ văn dân gian Khan (sử thi) của người Êđê ở tỉnh Đăk Lăk, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người M’nông, huyện Lắk, Ngữ văn dân gian Lời nói vần của người Êđê, huyện Cư M’gar. Theo kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2019, toàn tỉnh có 2.098 bộ chiêng, 5.116 nghệ nhân biết đánh chiêng, 311 nghệ nhân biết chỉnh chiêng, 1.366 nghệ nhân biết chơi các nhạc cụ truyền thống…
Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ngày càng sâu rộng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sổng văn hóa” tiếp tục phát triển, đến nay toàn tỉnh có 389.948 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa (đạt 86%); có 1.869 thôn, buôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa (đạt 85%).
Công tác lao động, việc làm và các chế độ, chính sách giảm nghèo, người có công được triển khai đầy đủ, kịp thời; an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân. Đến năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 2,45%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn khoảng 1%; tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp giảm còn 58%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 21,57%. Đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội được mở rộng và mức hỗ trợ được nâng lên theo đúng quy định của Nhà nước. Chương trình giảm nghèo bền vững và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo được các ngành, các địa phương tập trung thực hiện.
Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố, hoạt động hiệu quả
Nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được củng cố vững mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo góp phần ốn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Hoạt động đối ngoại, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng mang lại hiệu quả tích cực. Chính sách dân tộc được tập trung triển khai thực hiện và có nhiều kết quả nổi bật. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đến nay Đảng bộ tỉnh có trên 87.000 đảng viên. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đấy mạnh, ngày càng quyết liệt, đồng bộ, toàn diện.
Một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, bản sắc, văn minh, xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên
Trải qua 120 năm xây dựng và phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, vị trí chiến lược quan trọng, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã và đang tiếp tục hiện thực hóa khát vọng “Xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc, từng bước xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên”. Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Kết luận sổ 67- KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 72/2022/QH15, ngày 15/11/2022 của Quốc hội “về cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên”; Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị “về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Quyết định số 1747/QĐ- TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ “về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số và xây dựng chính quyền số theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; huy động lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ưu tiên cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tập trung lãnh đạo xây dựng Đảng bộ tỉnh và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp; xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự tiên phong, gương mẫu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám iàm, dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển trong tình hình mới. Phấn đấu đến năm 2050, Đắk Lắk trở thành tỉnh có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, đáng sống. Người dân Đắk Lắk văn minh, thân thiện, hội nhập. Tỉnh có nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh, tuần hoàn; quy mô kinh tế vươn lên đứng trong nhóm 25 tỉnh phát triển đứng đầu cả nước.
Với truyền thống đoàn kết, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu xây dựng tỉnh Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp, văn minh, bản sắc, kế thừa những thành tựu sau 120 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, nỗ lực thi đua sáng tạo trong công tác, lao động, sản xuất, học tập, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, đưa Đắk Lắk phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, là trung tâm liên kết vùng và cực tăng trưởng chính của toàn vùng Tây Nguyên./.
XT -BT
- Hàng trăm suất quà gửi tặng bà con có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em nghèo hiếu học tại xã Bông Krang
- Gian nan hành trình tìm con chữ của học sinh buôn Mông (Đắk Sar)
- Đẩy mạnh các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước ở xã vùng sâu vùng xa
- Lời cảm ơn
- Trao tặng 07 nhà tình thương cho các hộ khó khăn tại xã Ea R’bin