Nuôi ốc bươu đen hướng đi mới của hội viên phụ nữ Buôn Tung 3,  xã Buôn Triết

Năm 2023, nhận thấy tiềm năng từ việc nuôi ốc bươu đen có thị trường tiêu thụ tốt tại địa phương, gia đình chị Mai Thị Hằng – Hội viên hội phụ nữ buôn Tung 3, xã Buôn Triết đã cải tạo diện tích lúa hơn 2 sào của gia đình mình để chuyển đổi sang mô hình nuôi ốc bươu đen, đến nay đã mang lại thu nhập ổn định.

Sau khi tìm hiểu mô hình nuôi ốc bươu đen từ các hộ gia đình ở Đắk Nông, Gia đình chị Hằng cải tạo diện tích ruộng trước đây thành các khu ao nuôi riêng biệt như: ao nuôi giống, sinh sản, ấp trứng, nuôi ốc con giống, nuôi ốc thương phẩm. Đối với ao nuôi giống gia đình làm gian làm mái che nắng, che mưa sử dụng hệ thống điều tiết nước tự động để tạo độ ẩm thích hợp cho ốc sinh sản. Chị Mai Thị Hằng cho biết, ốc bươu đen dễ nuôi, vốn đầu tư ban đầu thấp, nguồn thức ăn cho ốc phần lớn tận dụng thức ăn tự nhiên sẵn có tại vườn như rau, cỏ, bèo, lá sắn và thức ăn công nghiệp. Ốc bươu đen thường đẻ trứng vào ban đêm ở bờ ao hoặc trên thân bèo, sau khoảng 8-12 tiếng vỏ trứng khô lại thì mới thu gom bỏ vào khay nhựa đặt trên mặt nước trong thùng xốp, hằng ngày xịt nước giữ ẩm, con giống phải chọn con có da bóng và to. Nguồn nước ngọt phải sạch, không bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV, chất thải nông nghiệp, công nghiệp… Ngoài ra cần trồng thêm cây bông súng, sen, rau muống, các loại rong hoặc thả bèo để vừa làm chổ ẩn nấp vừa cung cấp thức ăn tự nhiên cho ốc, theo giá thị trường hiện ốc bươu đen có giá từ 60.000đ – 70.000đ/kg.

Đến tham quan mô hình nuôi ốc bươu đen của gia đình chị Mai Thị Hằng.

Không chỉ dám nghĩ, dám làm mạnh dạn chuyển đổi từ diện tích sản xuất lúa sang mô hình nuôi ốc bươu đen. Mà gia đình chị Mai Thị Hằng cũng là một trong những hộ gia đình cần cù, ham học hỏi biết áp dụng khoa học kỹ thuật, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo tinh thần nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ huyện Lắk. Hiện nay, gia đình chị trồng xen thêm 3 sào cây ăn trái vào diện tích cây cà phê để có thêm thu nhập như: cây chôm chôm, nhãn hương chi, sầu riêng và nhiều loại cây ăn trái khác. Đến nay, một số loại cây ngắn ngăn đã cho thu hoạch như cây nhãn và cây chôm chôm mỗi cây thu mua tại vươn có giá từ 20.000 – 25.000đ/kg, góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình. Có thể thấy mô hình phát triển kinh tế của gia đình chị Hằng là trong những mô hình đáng để các chị em học tập, nổ lực tự mình vươn lên phát triển kinh tế./.

 H Yur Je