Đoàn công tác liên ngành trung ương khảo sát thực tế tại xã Nam Ka, huyện Lắk đề nghị xét công nhận xã an toàn khu

Chiều ngày 5/5, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Nguyễn Hữu Thành – Phó vụ Trưởng, Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Lắk để thẩm tra, xác minh hồ sơ và tổ chức khảo sát thực tế việc huyện Lăk đề xuất công nhận xã Nam Ka là xã An toàn khu (ATK). Đi cùng đoàn công tác có đại diện của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Về phía huyện làm việc với Đoàn công tác có đồng chí Nay Y Phú – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện và các đồng chí lãnh đạo huyện, các đồng chí nhân chứng lịch sử  tham gia cách mạng tại Xã Nam Ka.

Qua rà soát, dựa trên các tiêu chí của Quyết định số 897 của Thủ tướng Chính phủ để đủ tiêu chí, điều kiện xã Nam Ka là xã an toàn khu phảiđạt từ 3/5 tiêu chí gồm: Tiêu chí số 02 là nơi ở (nuôi, giấu, giữ bí mật), làm việc và hoạt động lãnh đạo chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của các đồng chí cán bộ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, các đoàn thể Chính trị  – xã hội từ cấp khu và Quân khu trở lên. Trong đó có đồng chí Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch mặt trận giải phóng Miền Nam Việt Nam đã hoạt động tại xã Nam Ka từ năm 12/1986 – 7/1974. Tiêu chí số 4  về  nơi đóng quân, đào tạo, huấn luyện, tập kết, trung chuyển của các lực lượng vũ trang (lực lượng quân đội, Công an) từ cấp đại đội trở lên; nơi có kho cất trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí Tài, quân trang, quân dụng; trong kháng chiến chống Mỹ chống pháp  phục vụ cho mặt trận cấp chiến dịch hoặc cấp Quân Khu trở lên. Trên địa bàn xã Nam Ka là nơi các tiểu đoàn 120, 186 thuộc Quân Khu VI đứng chân triển khai các hoạt động cách mạng; từ tháng 12/1968 – 7/1974, Quân Khu V thành lập Trung Đoàn 250 trên địa bàn xã Nam Ka, đây là trung Đoàn có nhiệm vụ vận chuyển lương thực cho 4 tỉnh Tây nguyên. Tiêu chí số 5 về nơi có cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; đồng thời lực lượng vũ trang của địa Phương đã chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy tổ chức các trận đánh địch bảo vệ an toàn cho cán bộ, cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước đóng trên địa bàn góp phần tạo ra cục diện chiến trường lợi thế cho cách mạng và kháng chiến tại địa bàn và khu vực lân cận.Những năm 1961 tại vùng căn cứ xã Nam Ka đã hình thành được 1 chi bộ Đảng do đồng chí A Ma Minh làm bí thư chi bộ; có đội vũ trang gồm 16 người, xây dựng được nhiều cơ sở cách mạng ngay trong lòng địch…

Qua buổi làm việc đồng chí Nguyễn Hữu Thành – Phó vụ Trưởng, Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đề nghị huyện bổ sung; rà soát lại các tiêu chí để đảm bảo các tiêu chí đạt ở mức cao nhất; tiếp tục sưu tầm bổ sung chứng cứ lịch sử, ghi nhận ý kiến của nhân chứng lịch sử để tăng tính thuyết phục trong hồ sơ; Đoàn công tác sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan Ban ngành của tỉnh để đưa ra kết luận trong thời gian sớm nhất.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nay Y Phú – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND Huyện chân thành cảm ơn ý kiến góp ý của thành viên đoàn công tác; đồng thời địa phương sẽ tiếp thu ý kiến và khẩn trương bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

H Yur Je