Chuyên mục số 10: Tuyên truyền bầu cử đại biểu quốc hội khoá XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, NK 2021-2026

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước vào ngày Chủ nhật 23/5/2021. Mục đích của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là nhằm bầu ra đại diện cho Nhân dân tại Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, các đại diện cho Nhân dân địa phương tại Hội đồng nhân dân các cấp – là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2021 – 2026. Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới.

Ngày 23/5/2021 là ngày Chủ nhật đề nghị cử tri các dân tộc huyện Lăk hăng hái đi bầu cử để phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới.

  • MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CHÍNH TRỊ CỦA CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 – 2026
  1. Mục đích

Mục đích của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là nhằm bầu ra đại diện cho Nhân dân tại Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, các đại diện cho Nhân dân địa phương tại Hội đồng nhân dân các cấp – là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2021 – 2026.

  1. Ý nghĩa chính trị

Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước được tô chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn sau 35 năm đổi mới và sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhưng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19

II, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ĐẠI BIỂU HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN; CHỨC NĂNG CỦA QUỐC HỘI; TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI BIỂU QƯÓC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN.

  • Chức năng của Quốc hội

Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội nước ta có 3 chức năng chính là: Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

  1. Đại bỉểu Quốc hội
    • Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.

  • Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội

Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp toàn thể của Quốc hội; tham gia các hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội; của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên.

Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có trách nhiệm tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và hội nghị khác do úy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập.

  1. Hội đồng nhân dân

Vị tri, vai trò của Hội đồng nhân dân ở địa phương:

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cẩp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiên pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

  1. Đại biểu Hội đồng nhân dân
  • Vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.

  • Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân

Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân để bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó.

Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.

Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp, phổ biên và giải thích các nghị quyêt của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tô cáo, kiên nghị của công dân, đại biêu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đồn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn do pháp luật quy định. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tồ chức, đơn vị đó giải quyết.

  • QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỒNG DÂN TRONG BÀU CỬ

Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp (Điểu 27 Hiến pháp 2013 quy định “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên cỏ quyền bầu cừ và đủ hai mươi mốt tuói trở lên có quyển ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật quy định ”), Luật bầu cừ đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 và các quy định khác của pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điêu kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Mốc thời gian thực hiện các bước chuẩn bị cho công tác bầu cử

  • Ngày 03/4/2021 (50 ngày trước ngày bầu cử): Thành lập Tổ bầu cử;
  • Ngày 13/4/2021 (40 ngày trước ngày bầu cử): Niêm yết danh sách cử tri;
  • Ngày 18/4/2021 (35 ngày trước ngày bầu cử) Hội nghị hiệp thương lần thứ 3;
  • Ngày 28/4/2021 (25 ngày trước ngày bầu cử): Công bố danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp;
  • Ngày 13/5/2021 (10 ngày trước ngày bầu cử): Ngừng việc xem xét, giải quyêt khiếu nại, tô cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử;
  • Ngày 22/5/2021 (trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ): Kết thúc vận động bầu cử;
  • Ngày 23/5/2021: Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026;
  • Ngày 02/6/2021 (10 ngày sau ngày bầu cử): Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu: Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã.
  • Ngày 12/6/2021 (20 ngày sau ngày bầu cử): Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội;

 

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước vào ngày Chủ nhật 23/5/2021. Mục đích của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là nhằm bầu ra đại diện cho Nhân dân tại Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, các đại diện cho Nhân dân địa phương tại Hội đồng nhân dân các cấp – là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2021 – 2026. Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới.

Ngày 23/5/2021 là ngày Chủ nhật đề nghị cử tri các dân tộc huyện Lăk hăng hái đi bầu cử để phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới.

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH- XUÂN TIỆP