Hiện nay người trồng cà phê trên địa bàn huyện đang bước vào vụ thu hoạch; năm nay không những cà phê bị mất mùa, mà giá cả đang tụt giảm khiến cho người trồng cà phê rất lo lắng. Theo số liệu tổng hợp của phòng NN&PTNT huyện cho biết trên địa bàn huyện hiện có hơn 4.704,5 cà phê. Trong đó, diện tích cà phê kinh doanh là hơn 3.939.4 ha, còn lại đang ở giai đoạn trưởng thành, diện tích trồng cà phê tập trung chủ yếu ở các xã Đăk phơi, Đăk Liêng, Đăk Nuê, Krông nô là chính và tính tới thời điểm hiện nay bà con nông dân đã thu hoạch song được trên 60% diện tích cà phê, nhưng năng suất đạt thấp cùng với đó là trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây, giá cà phê trên thị trường liên tục sụt giảm đã gây ra nhiều khó khăn cho người nông dân, vì năm nay cà phê vừa bị mất mùa vừa bị mất giá.
Theo như nhiều hộ dân trồng cà phê trên địa bàn xã Đăk Liêng và xã Đăk phơi cho biết năng suất cà phê năm nay ước chỉ đạt khoảng 2,5 đến 3 tấn nhân/ha, giảm hơn so với mọi năm từ 0,5 – 1 tấn nhân/ha, nguyên nhân khiến năng suất cà phê năm nay giảm sản lượng là do thời tiết diễn biến bất thường, mưa sớm kéo dài từ đầu vụ đến tháng 10 âm lịch thời tiết chuyển mùa nắng hạn kéo dài đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê từ đó kiến cho năng suất giảm. Gia đình anh Hà Văn Huần (thôn Liên Kết I, xã Buôn Tría) có hơn 1 ha cà phê trồng tại buôn Dranh B, xã Đăk Liêng cho biết, sản lượng đạt được khoảng 3 tấn cà phê nhân, với giá hiện tại đang dao động từ 33.000 – 33,500đ/kg nhân, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình còn lãi không đáng kể.
Bên cạnh nỗi lo mất mùa cà phê, người dân lại lo lắng khi không thuê được nhân công hái. Cà phê chín không được thu hái kịp thời sẽ bị rụng rất mất công thu hoạch. Theo tìm hiểu của phóng viên, giá nhân công thu hái cà phê hiện nay đang dao động khoảng 180.000đ – 190.000đ/người/ngày, song không phải dễ thuê được lao động vì đa phần người thu hái cà phê thường nhận hái khoán theo bao với giá dao động từ 50.000đ – 60.000đ/bao cà phê tươi. Đặc biệt, nhân công hái thường chọn tìm những rẫy cà phê có diện tích bằng phẳng, quả sai dễ dàng thu hái. Còn các rẩy có độ dốc cao họ không muốn nhận hái nên rất khó kiếm ra nhân công. Hiện giá thấp gần ngang bằng với giá thành sản xuất; trong khi đó, do áp lực về vốn đầu tư cho vụ cà phê mới là rất lớn, buộc nhiều người đành ngậm ngùi bán ra. Có lẽ đây chính là “niên vụ cà phê đắng chát” nhất với người trồng trong vòng mấy năm qua, khi vừa mất mùa, vừa mất giá. Cũng như giá cà phê trong thời gian qua, giá hồ tiêu không những chưa có dấu hiệu phục hồi mà còn tiếp tục giảm mạnh khiến nông dân lỗ nặng. Hiện giá tiêu sọ đang được thương lái thu mua dao động từ 42.000 – 43.000 đồng/kg, là rất thấp trong khi đó mức đầu tư sản xuất cao nên người trồng gần như không có lời. Hơn thế nữa, thời gian qua, tình trạng cây tiêu bị bệnh và chết nhanh diễn ra ở nhiều nơi khiến cho người nông dân lao đao. Bên cạnh đó thì năm nay lũ lụt, dịch ta lợn châu phi diễn ra bất thường đã làm ngập lụt hàng trăm ha lúa nước, và phải tiêu huỷ hàng ngàn con lợn do dịch bệnh gây ra đã làm cho người nông dân trên địa bàn huyện gặp vô vàn khó khăn trong trồng trọt và chăn nuôi.
Xuân Thái
- Xã Nam Ka trao 31 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo
- Năm 2025 Trung ương sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước
- Chi cục thuỷ sản Đăk Lăk thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản năm 2024
- Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đợt I năm 2024
- Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước