Hiện nay ở huyện Lắk cấp uỷ chính quyền địa phương đang tìm hướng đi mới cho nghề dệt thổ cẩm từ việc kết hợp nghề này với ngành du lịch để vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng truyền thống này. Trong đó, Nhóm dệt thổ cẩm của chị em phụ nữ tại buôn Lê gắn với điểm du lịch cộng đồng buôn Lê, buôn Jun đang được biết đến như một cách trải nghiệm thú vị để tìm hiểu văn hóa thổ cẩm truyền thống của người M’nông ở nơi đây
Đến với nhà văn hoá cộng đồng buôn Lê, thị trấn Liên Sơn những ngày này sẽ thấy rất đông các chị, em phụ nữ miệt mài bên khung cửi dệt, từng đường chỉ, từng sợ chỉ được các chị, em cẩn thận dệt thành những hoa văn tinh sảo, sặc sỡ sắc màu. Ở đó, tùy vào sự sáng tạo của mỗi người sẽ có mỗi cách dệt ra những hoạ tiết sảm phẩm khác nhau về kỹ thuật dệt, màu sắc và đường nét hoa văn… Trước đây nhóm dệt thổ cẩm của chị em phụ nữ Buôn Lê chỉ có 3 thành viên ban đầu, hiện nay đã có đến người 20 tham gia. Các chị em tranh thủ thời gian rảnh, qua mùa nương rẫy, mùa màng để tranh thủ dệt nên những chiếc váy thổ cẩm mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Hầu hết các sản phẩm dệt đều dùng khung cửi truyền thống, nên các thành viên trong nhóm mất khá nhiều thời gian để hoàn thành một sản phẩm. Để diệt được một sản phẩm thổ cẩm truyền thông phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, công phu, các chị em phụ nữ phải nâng niêu từng sợi chỉ để làm nên những sảm phẩm hoàn thiện.
Với lợi thế là địa điểm du lịch được nhiều người biết đến nên thời gian qua, các chị em phụ nữ ở đây cũng tích cực giới thiệu, quảng bá về sản phẩm thổ cẩm của mình đến du khách tham quan. Nhờ vậy một số mặt hàng chủ lực và công phu nhất như khăn quàng cổ, váy, khố, áo, chăn đắp… được đặt hàng nhiều hơn, đủ để giúp chị em trang trải cuộc sống và tái đầu tư sản xuất. Đây là hướng đi bền vững và hiệu quả trong bối cảnh đầu ra cho mặt hàng thổ cẩm nói chung của các dân tộc thiểu số ở đây ( nhất là những hoa văn, hoạ tiết của dân tộc M’Nông để phân biệt trang phục thổ cẩm với các dân tộc khác) còn gặp rất nhiều khó khăn.
Việc dệt thổ cẩm truyền thống của chị em phụ nữ Buôn Lê, thị trấn Liên Sơn không chỉ giúp chị em có thêm thu nhập cho gia đình mà còn góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc M’nông. Để các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của người M’nông trở thành sản phẩm hàng hoá có uy tín trên khắp thị trường và mang lại ấn tượng, sự trải nghiệm du lịch văn hoá độc đáo cần lắm sự quam tâm, đầu tư quảng bá sảm phẩm của các cấp chính quyền địa phương.
H Yur Je + Văn Hoan
- Người dân cảnh giá với tình trạng hái trộm cà phê tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk do giá cà phê tăng cao
- Nét đẹp thuyền độc mộc và trải nghiệm du lịch chèo thuyền trên Hồ Lắk
- Cà phê giá tăng cao chưa từng có, nông dân đón mùa vụ bội thu
- Nông dân xã Đăk Phơi vui mừng, phân khới bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2023 – 2024
- Xã Krông Nô toạ đàm kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11