Đối với người M’nông ở huyện Lắk văn hóa truyền thống dân tộc chính là điều quý báu nhất mà họ có được và muốn gìn giữ đến tận mai sau. Đàn ông, con trai người M’nông phải biết đan lát, săn bắt, đánh cồng chiêng; đàn bà, con gái phải biết dệt vải, nội trợ. Theo thời gian, nhiều văn hóa bản sắc dân tộc tại đây dần mai một nhưng riêng nghề đan lát truyền thống vẫn luôn được người M’nông ở đây gìn giữ.
Trong đời sống của người dân tộc M’nông xưa việc đan lát thủ công đóng vai trò quan trọng và có truyền thống từ lâu đời. Các sản phẩm đan lát bằng mây, tre, nứa.. dùng trong sinh hoạt hàng ngày hay phục vụ canh tác nương rẫy của đồng bào rất đa dạng về mẫu mã và phong phú về loại hình. Tuy nhiên cùng với sự phát triển công nghiệp hoá ngày nay, các vật dụng sinh hoạt trong gia đình người M’nông đã dần thay đổi sang các vật dụng từ nhôm, nhựa, đồng được mua ở thị trường, vì vậy các vật dụng đan lát mây, tre, nứa truyền thống cũng không còn được sử dụng phổ biến như trước kia. Để tìm ra hướng đi mới giữ gìn và bảo tồn nghề đàn lát truyền thống này. Sở Văn hoá, thể thao và du lịch Đắk Lắk đã phối hợp với Phòng Văn hoá – Thông tin huyện, tổ chức lớp truyền dạy nghề thủ công đan lát của người M’nông tại xã Yang Tao. Đến với lớp dạy nghề đan lát truyền thống này, có thể cảm nhận về sức sống mãnh liệt của nghề đan lát truyền thống ở nơi đây. Lớp học đan lát vẫn rất đông thế hệ trẻ tham gia học. Với sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân lành nghề trong buôn, qua hơn 1 tháng học đan lát 20 học viên đến từ các buôn làng ở xã Yang Tao đã thành thạo những bước đơn giản như chẻ nan, đan nia, rổ, mẹt, rọ…
Là một trong những người làm nghề đan lát lâu năm ở xã Yang Tao, Ông Y Yiu Triêk – Buôn Dơng Bắc cho biết: Trước đây khi chưa có các sản phẩm bằng nhựa, bằng nhôm, đồng hay sắt thì các sản phẩm đan lát mây, tre, nứa của ông rất được ưa chuộng, là một nghề có thể nuôi sống gia đình, ông có thể bán từ 80.000- 250.000đ/chiếc gùi tuỳ theo kích thước, tuy nhiên đến nay tuổi cao nên không thể lên rừng lấy nứa để làm sản phẩm nữa nên ông không còn đan lát nữa…
Việc dạy các lớp đan lát truyền thống từ mây, tre, nứa không chỉ góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc M’nông mà còn giúp thế hệ trẻ có thêm nghề để tạo thu nhập. vì vậy người dân nơi đây rất cần sự quam tâm, đầu tư quảng bá sảm phẩm của các cấp chính quyền địa phương để sản phẩm đan lát truyền thống từ mây, tre, nứa của người M’nông có thể đến với người mua một cách dễ dàng hơn, từ đó sẽ trở thành sinh kế bền vững cho người dân./.
H Yur Je + Văn Hoan
- Xã Nam Ka trao 31 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo
- Năm 2025 Trung ương sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước
- Đoàn công tác Huyện uỷ Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đến thăm và làm việc tại Huyện uỷ Lăk
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lắk tăng cường tuần tra bảo vệ rừng
- Người dân cảnh giác với tình trạng hái trộm cà phê tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk do giá cà phê tăng cao