Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Nuê đã áp dụng hiệu quả hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng bằng việc sử dụng diện tích ruộng bị ngập lụt vào mùa mưa (từ tháng 6 – 3 năm sau) để nuôi cá nước ngọt cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Kỳ, ở thôn Yên Thành I, xã Đắk Nuê.
Gia đình ông Nguyễn Văn Kỳ có diện tích 3ha lúa nước, do chân ruộng thuộc vùng trũng, nên mỗi năm gia đình chỉ làm được một vụ lúa, vì vậy mà hiệu quả kinh tế không cao. Năm 1997 ông kỳ đã mạnh dạn áp dụng mô hình làm một vụ lúa và một vụ thả cá nước ngọt (vào mùa mưa khi ruộng bị ngập nước). Các loại cá được gai đình ông kỳ lựa chọn để nuôi gồm cá trắm đen, cá chép, cá trôi. Ban đầu do thiếu kỹ thuật, kinh nghiệm trong việc lựa chọn con giống, giống cá mua về không bảo đảm chất lượng, cộng thêm vào mùa mưa lượng nước trong ruộng dâng cao nên hầu hết số lượng cá trong ao đã thất thoát ra ngoài, vì vậy việc thực hiện mô hình gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với ý chí không ngừng học hỏi, vươn lên, sau nhiều năm tích lũy được kinh nghiệm đến nay gia đình ông Kỳ đã thành công với mô hình xen kẽ một vụ lúa, một vụ cá, tăng thu nhập trên cùng một diện tích chân ruộng. Với diện tích 3 ha lúa, mỗi năm chỉ tính riêng vụ nuôi cá vào mùa mưa đem lại thu nhập cho gia đình ông trên 100 triệu đồng.
Nói về mô hình làm một vụ lúa và một vụ nuôi cá trên cùng một diện tích chân ruộng trũng, ông Nguyễn Văn Kỳ cho biết: Thức ăn cho cá chủ yếu là cám và cỏ voi không tốn kém lắm. Việc tiêu thụ cá thương phẩm cũng tương đối thuận lợi, với giá cả các loại cá được bán ra tương đối ổn định, trong đó, cá rô phi hiện nay được bán với giá từ 30.000 – 40.000đ/kg; cá chép giá từ 40.000 – 60.000đ/kg; cá lóc có giá từ 60 – 80.000đ/kg tùy theo kích thước…
Nhận xét về mô hình nuôi thả cá trên diện tích chân ruộng trũng của hộ ông Nguyễn Văn Kỳ, ông Nguyễn Đình Giang – Chủ tịch Hội nông dân xã Đắk Nuê cho biết:
Có thể nói, với mô hình xen kẽ làm một vụ lúa và một vụ nuôi cá trên cùng một diện tích chân ruộng trũng là một mô hình hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế và nguồn lao động của bà con nông dân ở xã Đắk Nuê và nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện. Mô hình này là một trong những hướng đi đúng đắn, hiệu quả giúp cho nhiều hộ nông dân có diện tích chân ruộng trũng thường xuyên bị ngập lụt vào mua mưa có thể áp dụng để vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, góp phần xây dựng kinh tế – xã hội ở địa phương.
H Yur Je + Văn Hoan
- HĐND huyện họp triển khai thực hiện tổ chức lấy ý kiến cử tri về nội dung đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã của tỉnh Đắk Lắk
- Hội nghị trực tuyến về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
- Khai giảng lớp tập huấn kỹ năng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên của địa phương năm 2025
- HĐND tỉnh khảo sát việc triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Lắk
- Bế giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho cán bộ Hội CCB cơ sở năm 2025