Phiên họp thường kỳ trực tuyến chính phủ với các địa phương

Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng 6 tháng năm 2020; định hướng chỉ đạo, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi phát triển kinh tế, tận dụng tốt cơ hội kiểm soát được dịch COVID-19 trong 6 tháng cuối năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, quận, huyện. Tại điểm cầu huyện Lắk có đồng chí Võ Ngọc Tuyên – Bí thư huyện ủy; đồng chí  Y Săn A Yun, Phó chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Nguyễn Xuân Hoản – Phó chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo các phòng ban ngành của huyện.

Theo báo cáo tại hội nghị, kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, theo đó tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước bằng 43,9% dự toán năm, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2020 giảm 5,8% so với quý trước. Khách quốc tế đến nước ta ước đạt 3.744.500 lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó có nhiều lĩnh vực vượt qua khó khăn tăng trưởng dương như: Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm tăng 1,81%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,71%. Xuất siêu đạt mức 4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu khu vực trong nước đạt khá cao, lên đến 11,7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 850,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019.  Tại hội nghị, Chính phủ và các địa phương đã thảo luận các kịch bản, giải pháp để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, không để dịch bệnh Covid 19 lây lan trong cộng đồng.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam trong quý 2. Do vậy cần phải đưa ra những quyết sách đúng đắn kiên quyết không để dịch quay lại Việt Nam nhưng vẫn đồng thời triển khai các giải pháp để phục hồi kinh tế, thúc đẩy kinh tế – xã hội, Tiếp tục kích cầu du lịch nội địa; chú trọng chính sách bảo đảm an sinh xã hội đảm bảo đời sống của nhân dân; Cải thiện môi trường kinh doanh kịp thơi hỗ trợ doanh nghiệp; hợp tác xã gặp khó khăn do dịch bệnh Covid 19; các địa phương tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia; quam tâm đến về bảo vệ và chăm sóc trẻ em đặc biệt là công tác phòng chống đuối nước; quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng; lạm dụng chức quyền;… trong quản lý, điều hành tại các bộ ngành và địa phương cần đòi hỏi tinh thần đoàn kết, quyết tâm, sát sao trong thời gian tới.

 H Yur Je