Về Tổ tự quản số 1, Buôn Plao Siêng, xã EaRbin hình ảnh những khuôn mặt ngay thơ của những đưa trẻ khiến chúng tôi không khỏi sót xa, khi đang mới ở độ tuổi ăn tuổi học, thì những bé gái ở đây đã là những người mẹ. Thế nhưng những người mẹ tuổi 13 ở đây là không phải là những trường hợp hiếm hoi.
Hai vợ chồng em Sùng A Pă (sinh năm 2004) và em Lý Thị Hoa (sinh năm 2005) lấy nhau từ năm 2021, khi mới bước vào tuổi 17 em Hoa đã làm mẹ với nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong cuộc sống. Trong căn nhà nhỏ, dáng người mảnh khảnh của Sung A Pă như đang hiện rõ gánh nặng của cuộc sống mưu sinh, em phải gánh trên trên vai trách nhiệm của người chồng, người cha và người anh trai cả trong gia đình, khi người cha đã bỏ 5 mẹ con để lấy vợ hai.
Mẹ của Sùng A Pă là chị Vàng Thị Đẩu lấy chồng ở tuổi 13 đến năm 17 tuổi chị sinh đứa con đầu lòng, rồi lần lượt 4 đứa con tiếp theo được sinh ra, đứa con út bị dị tật bẩn sinh nên cuộc sống càng chặt vật hơn. Tuy nhiên, khi Sùng A Pă lấy vợ sớm ở tuổi 17, chị không ngăn cản vì ở đây mọi người đều lấy vợ lấy chồng rất sớm. Cứ thế một vòng loảng quẩn lặp đi lặp lại, không lối thoát. Hiện nay cuộc sống của đại gia đình này vẫn đang trong chờ vào 4 sào đất ruộng.
Cũng làm mẹ ở tuổi 13 đến nay đã 17 tuổi em Thào Thị Vừ đã sinh được 02 người con một trai một gái. Lấy chồng sớm và gặp nhiều khó khăn về kinh tế, em cho biết mình lấy chồng sớm nhưng cũng có đi học nên mình cũng không muốn sinh quá đông con.
Trường hợp của em Lầu Thị Lia đang theo học lớp 9 thì gia đình ép buộc phải nghỉ học ở nhà để lấy chồng, bằng nhiều cách nhờ bạn bè ,thầy cô thuyết phục nhưng vẫn không lay động được bố mẹ, nhiều lần nộp hồ sơ để đi học nhưng em không thành công vì bị mẹ ngăn cấm. Cuối cùng thì em cũng bị khuất phục và lấy chồng ở tuổi 17; cái tuổi còn bao nhiêu ước mơ và hoài bão ở phía trước. Được hỏi em có mong muốn gì cho tương lai sau này.
Ban tự quản số 1, Buôn Plao Siêng xã EaRbin có 128 hộ với 596 nhân khẩu. Chỉ tính riêng từ năm 2021 đến nay đã có 7 cặp tảo hôn là người dân tộc Mông đang sinh sống ở Ban Tự quản số 1, buôn Plao Siêng, xã EaRbin. Nói về khó khăn trong công tác vận động tuyên truyền người dân xóa bỏ hủ tục tảo hôn ở đây.
Việc tảo hôn sớm kéo theo nhiều hệ lụy, khi mà cơ thể các bé gái chưa hoàn thiện nên khi mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chính bản thân và thai nhi trong bụng. Làm mẹ ở tuổi vị thành niên phải chịu áp lực trong sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình, mất đi cơ hội học hành, không có công ăn việc làm. Còn đối với những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ trẻ con thường có sức khỏe yếu ớt, còi cọc, chậm phát triển và kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Để hạn chế tình trạng trên, các tổ chức xã hội trên địa bàn huyện cần tích cực đẩy mạnh tuyên truyền lồng ghép nhiều nội dung về vấn nạn tảo hôn, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bà mẹ trước và sau sinh tại các buôn người đồng bào dân tộc thiểu số Mông. Vận động lớp trẻ tham gia vào các tổ chức đoàn thể, các hoạt động vui chơi thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ lành mạnh. Qua đó từng bước nâng cao nhận thức của người Mông về các vấn đề xã hội nói chung và tảo hôn nói riêng, với mong muốn họ sẽ là những tuyên truyền viên tại cơ sở, góp tiếng nói vào việc thay đổi phong tục, tập quán của bà con.
Văn thắng + H Yur Je
- Xã Nam Ka trao 31 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo
- Năm 2025 Trung ương sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước
- Chi cục thuỷ sản Đăk Lăk thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản năm 2024
- Đoàn công tác Huyện uỷ Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đến thăm và làm việc tại Huyện uỷ Lăk
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lắk tăng cường tuần tra bảo vệ rừng