Sinh ra đã thấy cả làng làm gốm, rồi nghề truyền nghề, đời này nối tiếp đời kia nên Yo Khoanh, Mei Kim, Mei Xíu không biết nghề gốm của người M’nông trong buôn có từ bao giờ. Các nghệ nhân chỉ biết rằng, với gia đình bà, nghề gốm thủ công truyền thống này đã được nhiều đời truyền giữ.
Đã hơn 60 năm trôi qua nhưng với Yo Khoanh, cái ngày tập tành làm gốm như mới chỉ hôm qua. 12 tuổi, theo chỉ dẫn của mẹ, Yo Khoanh tay nặn, tay nung những sản phẩm bằng gốm đầu tiên. Bà cho biết: “Hồi đó mất 1 ngày mình mới làm được 1 cái cối và 1 cái nồi nấu cơm nếp nho nhỏ. Không đẹp lắm đâu nhưng mừng lắm”. Ngày ấy cả làng, phụ nữ nhà nào cũng làm gốm. Bà con thường đi bộ ra khe suối Đak sang ở Buôn Biếp lấy đất sét để làm, sau nhiều ngày từ giã đất nhuyễn với nước, tạo hình sản phẩm, phơi nắng cho khô, nung lửa rồi rắc vỏ trấu cho cháy đen thì sẽ tạo ra 1 sản phẩm từ gốm. Bà cùng với những người phụ nữ khác trong buôn lại mang các sản phẩm này đem đi bán ở khắp các buôn như Buôn Yuk, Buôn Bàng, Buôn Pai Ar, Buôn Liêng Keh…”.
Chẳng có máy móc, khung, trụ, các sản phẩm từ gốm được Yo Khoanh, Mei Kim, Mei Xíu tạo hình từ nguyên khối với sự hỗ trợ của những công cụ đơn giản. Với khúc gỗ kê cố định, người làm gốm đi vòng quanh theo ngược chiều kim đồng hồ làm nên các sản phẩm theo ý muốn. Mỗi bước chân di chuyển, đôi bàn tay lại kết hợp nhuần nhuyễn, khéo léo để chế tác ra những sản phẩm tiện ích. Vì vậy mà trước kia những sản phẩm làm từ gốm như: ly, chén, nồi, lọ hoa …rất quý. Trước kia, bà con phải đem gà, đem gạo để đổi lấy sản phẩm gốm. Thế nhưng ngày nay khoa học công nghệ phát triển, trên thị trường có nhiều hàng hoá, sảm phẩm tiện dụng hơn, nên các sản phẩm từ nghề gốm thủ công khó có thể cạnh tranh, thu nhập lại chẳng bao nhiêu, từ đó làm cho nghề làm gốm thủ công của các nghệ nhân nơi đay ngày càng mai một dần. Chi Mei Xíu Buôn Dơng Bắc chia sẻ.
Để có thêm thu nhập hàng ngày Yo Khoanh, Mei Kim, Mei Xíu cũng luôn chân luôn tay với những công việc hàng ngày, từ chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, làm ruộng làm rẫy để có thêm thu nhập. Đối với Yo Khoanh, Mei Kim, Mei Xíu cái nghề làm gốm như giọt máu chảy trong người vậy. Sợ làng gốm bị xóa sổ, Họ đã động viên, truyền nghề cho phụ nữ trong làng nhưng chẳng ai muốn học. Thế rồi họ lại động viên các con giữ lại nghề gốm, hiện nay Yo Khoanh, Mei Kim, Mei Xíu vẫn đang tích cực dạy lại nghề gốm cho các em nhỏ trong buôn. Dù thu nhập từ gốm không nhiều nhưng với họ làm gốm không phải là nghề chính nhưng đó là niềm vui, là sở thích, là niềm tự hào.Yo Khoanh và Mei Kim buôn Dơng Bắc, Xã Yang Tao Chia sẻ.
Những lần được các giáo viên học sinh ở các trường học lân cận, các báo đài từ Trung ương đến địa phương mời xuống để trình diễn nghề làm gốm của người M’nông cho mọi người xem, là Yo khoanh và Mei Kim, Mei xíu phấn khởi lắm. Bà nói rằng, rất khó để giữ nghề làm gốm này vì trong làng, trong xã giờ chẳng ai còn mặn mà với cái nghề vất vả, thu nhập thấp này cả. Nhưng Yo Khoanh, Mei Kim, Mei Xíu vẫn sẽ cố gắng từng ngày để những sản phẩm từ gốm thật sự đẹp, hoàn hảo, góp phần xây dựng và giữ gìn nghề gốm lưu truyền đến muôn đời sau.
H Yur Je
- Xã Nam Ka trao 31 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo
- Năm 2025 Trung ương sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước
- Chi cục thuỷ sản Đăk Lăk thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản năm 2024
- Đoàn công tác Huyện uỷ Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đến thăm và làm việc tại Huyện uỷ Lăk
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lắk tăng cường tuần tra bảo vệ rừng