Xác định nguồn vốn tín dụng chính sách đóng vai trò quan trọng đồng hành cùng thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, những năm qua Huyện Đoàn Lắk luôn nỗ lực, sáng tạo, phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm của tuổi trẻ để làm tốt công tác quản lý cho vay ủy thác từ ngân hành chính sách xã hội huyện Lắk; Huyện đoàn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên thoát nghèo, từng bước lập thân, lập nghiệp bằng nguồn vốn tín dụng chính sách, qua đó, phát huy có hiệu quả nguồn vốn, góp phần tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho đoàn viên, thanh niên.
Theo đó, Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Huyện đoàn Lắk với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk về chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Huyện Đoàn đang triển khai cho vay uỷ thác với 12 chương trình vay gồm: Cho vay ưu đãi hộ nghèo; cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; cho vay giải quyết việc làm; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay hộ nghèo về nhà ở; cho vay hộ mới thoát nghèo theo quyết định 28; cho vay hộ gia đình SXKD vùng khó khăn; cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100; cho vay hộ cận nghèo theo quyết định số 15/2023/QĐ- TTg ngày 23/2/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về việc Quyết định về tín dụng đối với hộ cận nghèo; cho vay hộ dân tộc thiểu số theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 về việc Phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020; cho vay vùng DTTS và miền núi; cho vay người chấp hành xong án phạt tù. Trong năm 2024, Huyện đoàn đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội mở được 12 lớp tập huấn cho 600 lượt cán bộ kiêm nhiệm, tổ trưởng các Tổ TK&VV. Huyện đoàn phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương trong công tác triển khai cho vay các nguồn vốn đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định, xử lý kịp thời những trưởng hợp hộ vay chây ỳ…Đến nay, Huyện Đoàn đang quản lý 44 tổ tiết kiệm và vay vốn, có 1938 hộ vay vốn thông qua các tổ TK&VV. Tổng dư nợ cho vay ủy thác thông qua hội tính đến hết năm 2024 là 98 tỷ 922 triệu đồng (tăng gần 12 tỷ so với cuối năm 2023, không có nợ quá hạn).
Để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả nguồn vốn, Huyện đoàn thường xuyên kiểm tra, giám sát nguồn vốn ủy thác. Hằng năm, Ban Thường vụ Huyện đoàn xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình sử dụng vốn của đoàn viên, thanh niên tại các xã, thị trấn; tiến hành kiểm tra 100% tổ tiết kiệm. Trong quá trình kiểm tra, Huyện đoàn đã kiểm tra các Tổ TK&VV, đi sâu kiểm tra đối tượng cho vay, mục đích sử dụng vốn và vay vốn, các hộ vay. Qua kiểm tra cho thấy, các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, trả nợ, lãi đúng hạn; chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn được nâng lên. Cùng với đó, Huyện đoàn đã chỉ đạo các Đoàn thanh niên xã, thị trấn xây dựng chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra giám sát, phân công cán bộ đoàn trực tiếp quản lý và giám sát hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TT&VV), đôn đốc các hộ vay trả nợ và trả lãi theo định kỳ hàng tháng. Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện, đã có nhiều mô hình kinh tế đã mang lại hiệu quả và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động ở địa phương.
Cự thể như: Năm 2020, gia đình ông Ngô Văn Hưng ở Thôn Đoàn Kết 2, xã Buôn Triết được vay vốn 30 triệu đồng từ nguồn vốn cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; từ nguồn vốn vay này gia đình ông Hưng đã mua phân bón, mua thêm giống cây trồng để chăm sóc cây cà phê. Từ đó vườn cà phê với diện tích 1ha đất đồi trước đây cho năng suất thấp đến nay đã cho năng suất cao hơn, vụ cà phê năm 2023 – 2024 vừa qua gia đình ông thu được gần 2,5 tấn cà phê nhân. Cũng trong năm 2020 gia đình ông Hưng tiếp tục được vay thêm 20 triệu đồng từ nguồn vốn vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Từ nguồn vốn nay gia đình không chỉ làm được giếng khoan để phục vụ sinh hoạt mà còn dùng để phục vụ thêm sản xuất, đến này thu nhập và cuộc sống gia đình ông Hưng cũng đã ngày ổn định hơn.
Năm 2023, Chị H Wer Buôn Yang ở buôn Mih Triêk, xã Đắk Nuê đã vay 80 triệu đồng từ nguồn vốn vay hộ nghèo thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn của Đoàn Thanh niên xã Đắk Nuê, để chăm sóc và mở rộng diện tích trồng cà phê của gia đình. Sau đó chị vay thêm 14 triệu đồng từ nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường để khoan giếng và xây dựng nhà vệ sinh cải thiện cuộc sống gia đình. Từ sự cố gắng chăm chỉ, cần cù chịu khó đến nay gia đình chị H Wer Buôn Yang đã phát triển diện tích cà phê của mình được 8 sào cà phê với năng xuất thu hoạch hơn 2 tấn cà phê nhân, từ đó năm 2025 gia đình chị đã thoát khỏi hộ nghèo của xã.
Sự tích cực, chủ động trong thực hiện công tác nhận ủy thác vốn vay với Ngân hàng chính sách xã hội của Huyện đoàn Lắk đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Đồng thời, hỗ trợ các đoàn viên, thanh niên xây dựng các mô hình kinh tế để lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm giàu, đóng góp vào sự phát triển chung của huyện./.
H Yur Je
- Hội đồng dân tộc khảo sát việc thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Lắk
- Kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn thị trấn Liên Sơn và xã Đăk Liêng
- Khai giảng lớp sơ cấp lý luận chính trị khoá 04 năm 2025
- Sôi nổi hội thi phụ trách sao giỏi huyện Lăk năm học 2024 – 2025
- Họp tháo gỡ khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực trung tâm điểm du lịch Hồ Lắk