Huyện Lăk: Đưa nghị quyết Đảng bộ đi vào cuộc sống

Ngay sau đại hội Đảng bộ huyện Khoá XV, nhiệm kỳ 2020-2025 chỉ một thời gian ngắn, ngày 05/3/2021 Ban Chấp hành đảng bộ huyện Lăk đã sớm ban hành nghị quyết chuyên đề số 05 về “lãnh đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn huyện Lăk.

 Với mục tiêu “Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách đồng bộ, toàn diện, từ phong tục tập quán canh tác; đến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ; các loại cây, con giống; chăm sóc, bảo vệ, chế biến…, nhằm xây dựng, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện nhà xanh – sạch – hữu cơ – ổn định- bền vững”; có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, đạt hăng suất, sản lượng, chất lượng cao; sừ dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước và đất nông nghiệp theo hướng tái tạo, tuần hoàn; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 về nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi các gia trại, nông hộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, như: Máy cày, máy phay, máy gặt, đập liên hoàn, cung ứng đầu tư giống mới vào trồng trọt, chăn nuôi, đưa công nghệ tưới nhỏ giọt… vào sản xuất, để nâng cao năng suất lao động, thích ứng với biến đổi của khí hậu và nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Xin đồng chí cho biết vì sao chúng ta phải xây dựng và ban hành Nghị quyết số 05 về : “lãnh đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn huyện Lăk.

Việc chuyển đổi từ các loại lúa truyền thống có giá trị thấp sang trồng các loại lúa có giá trị kinh tế cao với diện tích thực hiện là 12.995ha; sản lượng cây lúa 39.565 tấn; bà con đã chú trọng đến việc sử dụng giống kháng sâu, bệnh có năng suất và chất lượng, có giá trị kinh tế cao như giống: ML 48, OM 5451, OM 7347, OM 4900, OM 7167, Đài thơm 8, RVT, ST 24, đặc biệt là giống lúa thuần Đài thơm 8, RVT có năng suất chất lượng lượng gạo thơm ngon và giá trị đã được người dân đưa vào sản xuất chiếm 60% cơ cấu giống ở các xã Buôn Tría, Buôn Triết, Đắk Nuê; nuôi vịt đẻ siêu sạch theo tiêu chuẩn VietGap ở các xã Nam Ka, Đắk Nuê, Buôn Triết, Buôn Tría; trồng cà phê, nuôi gà thả vườn ở xã Đắk Phơi; điều ghép ở xã Yang Tao; trồng sầu Riêng, Phong Lan ở xã Krông Nô; nuôi lợn ở thị trấn Liên Sơn, xã Đắk Nuê, Đắk Liêng.. và các mô hình trồng Khoai lang, bí, ngô, nấm, nuôi bò lai Sind, Zebu cũng được người dân chuyển đổi một cách hiệu quả… Kết quả một số mặt hàng như trứng vịt siêu sạch, cá bống, chả cá thát lát, gạo Mười Đào lần lượt được công nhận là sản phẩm OCOP từ 2 đến 4 sao của tỉnh, của huyện.

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Khoá XV, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc tập trung huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện đạt các mục tiêu kế hoạch của Nghị quyết chuyên đề số 05 về : “lãnh đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn huyện Lăk, Thường trực, Ban Thường vụ huyện uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ nhiều giải pháp, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương kêu gọi huy động các cơ quan ban ngành, đơn vị kết nghĩa, tổ chức cá nhân cán bộ đảng viên, công chức, viên chức người lao động cùng toàn dân bắt tay vào thực hiện. Nhờ đó, sau hơn một năm đưa Nghị quyết chuyên đề số 05 của đảng bộ  vào cuộc sống, đã tạo những chuyển biến rõ rệt cụ thể: đã có trên hàng trăm cơ quan, đơn vị kết nghĩa, doanh nghiệp, cá nhân quyên góp tiền, vật chất trị giá hơn 3 tỷ đồng mua tặng cho hàng ngàn hộ dân đồng bào dân tộc đơn vị kết nghĩa và các gia đình chính sách với 120 ngàn giống cây ăn trái có giá trị kinh tế, gồm cây mít thái, cây sầu riêng, mãng cầu xiêm, chôm chôm, ổi, điều…

Qua quá trình triển khai thực hiện đã có nhiều địa phương hưởng ứng cùng với nhân dân kề vai sát cánh đưa  nghị quyết đi vào cuộc sống điển hình như các xã Yang Tao, Bông Krang, Đăk Phơi, Đăk Nuê…

Để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện  thắng lợi nghị quyết, Huyện Lăk phấn đấu từ nay đến hết năm 2025, chuyển đổi hợp lý, hiệu quả tối thiểu từ 10 – 15% diện tích đất hoang hóa, bỏ trống hoặc đất canh tác bị khô hạn, ngập lụt trên địa bàn, nhất là ở các xã Yang Tao, Bông Krang… do biến đổi khí hậu gây ra, để trồng các loại cây trồng phù hợp, nhằm thích ứng với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước trong điều kiện mới.Tập trung chuyển đổi các cây lương thực, cây công nghiệp, cây hoa màu kém hiệu quả, có giá trị kinh tế thấp sang trồng các loại cây lương thực, cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây dược liệu, cây xóa đói giảm nghèo có hàm lượng giá trị kinh tế cao hơn, nhằm tăng năng suất lao động trên từng đơn vị đất sử dụng. phấn đâu đên năm 2025, tất cả các diện tích canh tác của người dân tộc thiểu số, tại chỗ trên địa bàn huyện được chuyển đổi, cải tạo để trồng và nuôi các loại cây, con thích hợp.

Tiến hành dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất để thí điểm từ 03 đến 05 mô hình trồng các loại cây ăn quả tập trung, với diện tích từ 05 đến 07 ha trở lên, đặc biệt tận dụng lợi thế là vựa lúa của vùng Tây Nguyên, nhanh chóng hoàn thiện đề án vùng sản xuất lúa giống tập trung với quy mô 150 ha theo kế hoạch; tiến tới xây dựng thượng hiệu lúa, gạo huyện Lắk vào năm 2022.

Về Chăn nuôi: Chuyển đổi hợp lý cơ cấu vật nuôi cả về số lượng, chất lượng đàn vật nuôi; diện tích chuồng trại; con giống; phòng ngừa dịch bệnh; giết mổ; chế biến; tiêu thụ; từng bước nhân rộng các gia trại, nông hộ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm quy mô nhỏ và vừa thành các trang trại, từ đó hình thành các khu giết mổ, chế biến tập trung. Phấn đấu đến năm 2025, tổng các đàn vật nuôi đạt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV đề ra, cụ thể: Trâu, bò là 27.700 con; heo là 57.500 con và gia cầm là 700.000 con;

Khai thác hiệu quả các diện tích ao, hồ để nuôi trồng thuỷ sản; phấn đấu đến năm 2025 đạt 760 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, 2.600 tấn thủy sản, trong đó ưu tiên phát triển thủy sản vùng nguyên liệu đối với các loại đặc sản trên địa bàn huyện như: Cá bống, cá thát lát, lươn, cá lóc, cá lăng,…; từng bước thí điểm, nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản tập trung trong các ao, hồ, đập, sông, suối, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản của huyện (thương hiệu OCOP).

Đến hết năm 2025, tổ chức thí điểm thành công từ 03 đến 05 mô hình trang trại chăn nuôi tập trung, sạch có giá trị kinh tế cao từ 5.000 đến 10.000 con vật nuôi trở lên (gà, vịt, heo…)

Để nghị quyết 05 tiếp tục lan toả và mang lại những kết quả tốt đẹp cho địa phương. Vậy theo đc trong thời gian tới huyện uỷ có các biện pháp giải pháp chỉ đạo như thế nào.

Quyết tâm chinh trị của đảng bộ huyện Lăk về phát triển kinh tế- xã hội, không ngừng chăm lo cho đời sống của nhân dân bằng việc đưa nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi vào các vùng đồng bào dân tộc tại chỗ, các vùng sản xuất có điều kiện đất đai thổ nhưỡng thời tiết phù hợp là một định hướng đúng đắn của đảng bộ huyện Lăk, nhằm cải tạo môi trường sản xuất, lao động làm thay đổi cách nghĩ, cách làm cho người nông dân, nhất là người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tại chỗ để từ đó tạo ra sản phẩm, lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế gia đình, góp phần để xoá đói giảm nghèo ./.

                                                                       XUÂN TIỆP- H’YUR JE