Với hơn 1 ha đất trồng lúa, chăm sóc vất vả một năm mới thu hoạch được hai vụ, tuy vậy năng suất thấp, giá lúa bấp bênh nên thu nhập không cao, qua tìm hiểu nghề trồng dâu nuôi tằm trên sách, báo và đi thực tế học hỏi các gia đình đang nuôi tằm ở các địa phương năm 2020 gia đình anh Nguyễn Đăng Sáu và chị Tô Thị Nguyệt ở thôn Yên Thành 2 xã Đăk Nuê đã mạnh dạn đầu tư mua tằm giống và mua giống cây dâu về trồng thí điểm trên 02 sào đất trồng lúa của gia đình.
Từ 2 sào dâu ban đầu, sau 4 tháng, nương dâu đã cho đủ lá, anh nuôi lứa tằm đầu tiên với 1 hộp tằm giống/lứa; nuôi từ 15 đến 20 ngày chăm sóc, đã thu hoạch được hơn 50 kg kén. Với gía bán ra giao động từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg, 1 hộp tằm giống chăm sóc tốt đúng theo quy trình kỹ thuật thì sẽ cho lãi từ 5 đến 7 triệu đồng/đợt. Năm đầu tiên mô hình thí điểm của gia đình anh Sáu chị Nguyệt nuôi được 06 lứa tằm và thu về 30 – 45 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Nhận thấy việc trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập cao hơn hẳn trồng lúa, gia đình anh quyết định chuyển đổi tiếp 09 sào đất lúa kém hiệu qủa sang trồng dâu nuôi tằm. Đến nay, với hơn 1 ha đất trồng dâu, trung bình mỗi năm gia đình anh Sáu nuôi được 6 lứa tằm, với khoảng 54 hộp tằm giống; trung bình mỗi hộp tằng giống cho thu hoạch từ 50 – 55kg kén kén, đem lại thu nhập mỗi năm từ 270 – trên 300 triệu đồng cho gia đình sau khi đã trừ chi phí.
Anh Sáu chia sẻ: để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, các hộ nuôi tằm phải đầu tư thời gian, công sức chăm sóc cẩn thận để cây xanh tốt và không bị sâu bệnh. Có như thế, con tằm mới khỏe mạnh, mau chóng nhả tơ và đem lại thu nhập cao và thường xuyên. Theo anh Sáu, tằm là loài dễ nuôi, nhanh có lợi nhuận, tuy lợi nhuận thu vào một lần không cao, nhưng cho sản phẩm thu thường xuyên, liên tục trong năm.
Trao đổi với chúng tôi, Anh Nguyễn Đình Giang, chủ tịch Hội nông dân xã Đăk Nuê nhận xét, mô hình kinh tế của gia đình anh Nguyễn Đăng Sáu không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, mà còn giúp giair quyết việc làm lao động thời vụ cho một số lao động là người dân tộc thiểu số tại địa phương, tham gia trồng và chăm sóc vườn dâu…
Có thể thấy, thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với trồng các loại cây ngắn ngày như ngô, đậu, lúa; trong khi chi phí sản xuất cho nghề này lại thấp, vốn đầu tư ban đầu không cao. Thêm vào đó, tằm dễ nuôi, thời gian quay vòng vốn nhanh đã tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên cho người dân, rủi ro từ nuôi tằm rất thấp do vậy hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Đây cũng là một hướng làm mới, từng bước nâng cao thu nhập của người dân trên một đơn vị diện tích canh tác./.
Vy Thuỷ – Văn Hoan
- Người dân cảnh giác với tình trạng hái trộm cà phê tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk do giá cà phê tăng cao
- Nét đẹp thuyền độc mộc và trải nghiệm du lịch chèo thuyền trên Hồ Lắk
- Cà phê giá tăng cao chưa từng có, nông dân đón mùa vụ bội thu
- Nông dân xã Đăk Phơi vui mừng, phân khới bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2023 – 2024
- Xã Krông Nô toạ đàm kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11