Hành trình trải nghiệm với thác Bìm Bịp

Từ trung tâm huyện theo quốc lộ 27 đi hướng thành phố Buôn Ma Thuật đến ranh giới giữa địa bàn xã Bông Krang và xã Yang Tao khoảng gần 10 cây số. Từ quốc lộ 27 chúng ta rẽ về phía tay phải theo con đường nhựa vào địa phận buôn Năm Pá xã Yang Tao, đi hết buôn tới sát bìa rừng là vào tới chân thác buôn Biếp(Bìm Bịp0, khoảng hơn 03 cây số (người dân vẫn hay gọi là thác buôn Biếp). . Sau khi đi hết đường giao thông đến chân thác, tại đây có điểm tập kết xe cộ, các phương tiện giao thông để du khách bắt đầu trải nghiệm đi bộ theo lối mòn ngoằn nghoèo theo sườn núi để dần khám phá những bí ẩn của dòng thác Bìm Bịp, sau khi đi bộ khoảng chừng 45 phút chúng ta đã đến được tầng thác đầu tiên. Thác Bìm Bịp bắt nguồn từ một triền núi cao của dãy Chư Yang Sin hùng vĩ, nằm gọn trong rừng nguyên sinh với nhiều cây gỗ lớn, tạo nên một vẻ đẹp rất hoang sơ, Thác Bìm Bịp còn nằm gần với buôn Năm Pă, buôn Biếp là những buôn lưu truyền nhiều phong tục lễ hội đặc trưng của người M’nông.

Ngày 23/12/2015, Thác Bìm Bịp huyện Lăk được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia..Với một bên là địa phận xã Yang Tao, một bên là địa phận xã Bông Krang là dòng thác Bìm Bịp. Từ tầng đầu (tầng dướii cùng) lên đến tầng thứ 3 (đỉnh thác) cao khoảng 20m, chúng ta tận mắt nhìn những dòng nước từ trên cao đổ xuống các tầng đá khổng lồ tạo thành dòng nước bọt trắng xoá chảy suốt ngày đêm.

Khung cảnh, vạn vật ở đây còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, bí ẩn của núi rừng, đến đây du khách như được tận hưởng trong một không gian yên tĩnh và thoả sức hít thở bầu không khí vô cùng thoáng mát, trong lành. Sau thời gian dã ngoại hoà mình với cảnh vật thiên nhiên, cùng trải nghiệm khám phá những bí ẩn của núi rừng, du khách có thể ngồi tựa các gốc cây cổ thụ nghỉ mát dưới những tán cây rừng và ngâm mình tắm thoả sức trong dòng nước trong veo mát lạnh ở nhiệt độ bên ngoài dưới 200 c, với những trải nghiệm đầy lý thú và mới lạ.

Tiếp theo cuộc hành trình sẽ là những trải nghiệm về khám phá chế biến các món ăn của người dân tộc M’Nông ở Tây Nguyên. Đối với người đồng bào địa phương thì ngay từ thuở bé và cho đến khi trưởng thành các trai gái trong làng đều được tận mắt chứng kiến các món ăn rất dân giã nhưng lại mang đậm nét văn hoá ẩm thực Tây Nguyênnhuw: heo nóng, cơm lam, gà nấu lá giang, măng chua, canh cà đắng đọt mây cùng với những gia vị dân dã do người đồng bào địa phương tự chế biến, tất cả những món ăn này đều được sản sinh, sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất của người đồng bào địa phương nhưng lại mang đậm nét văn hóa, bản sắc ẩm thực riêng của dân tộc Tây Nguyên đã có từ bao đời nay.

Mặc dù thác Bìm bịp đã được đưa vào di tích lịch sử thắng cảnh cấp quốc gia, song những năm qua do địa hình đi lại hiểm trở và chưa có sự đầu tư của Nhà nước nên khu di tích thắng cảnh này chưa được khai thác và đưa vào hoạt động kinh doanh mà chủ yếu là các khách du lịch tự khám phá, trải nghiệm.

Hiện nay thác Bìm Bịp đã được các sở ban ngành liên quan và chính quyền địa phương ghi danh mục đầu tư và đang kêu gọi các đối tác trong ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch sinh thái giã ngoại và cùng khai thác tiềm năng, lợi thế di tích quốc gia mà thiên nhiên ban tặng…….

Với xu thế hiện nay thì loại hình du lịch sinh thái, kết hợp với du lịch cộng đồng là những chuỗi hoạt động được du khách lựa chọn, đồng nghĩa với việc thu hút và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư có tiềm năng tìm cơ hội khai thác kinh doanh phát triển loại hình này nhằm tạo ra những sân chơi vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng vừa tạo lợi nhuận to lớn cho các nhà đầu tư và điểm di tích thắng cảnh thác Bìm Bịp sẽ là một lựa chọn khai thác tiềm năng du lịch cho tương lai không xa./.

Xuân Tiệp – Xuân Thái – Vy Thủy