Dấu ấn lễ công bố quyết định trao giấy chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và đêm giao lưu văn hoá công chiêng tại huyện Lắk

Tối ngày 11/3/2025, trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Lễ Hội cà phê Buôn Ma Thuột, Ban Tổ chức Hội đua Thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 năm 2025 đã tổ chức Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Đêm giao lưu văn hoá công chiêng giữa các buôn trên địa bàn huyện. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Long – Bí Thư Huyện uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 năm 2025. Cùng các đồng chí lãnh đạo Thường trực Huyện uỷ; HĐND, UBND huyện và lãnh đạo các Đảng uỷ, HĐND, UBND các xã thị trấn; đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn huyện.

Ngay sau bài phát biểu khai mạc, Lãnh đạo huyện Lắk đã cống bố Quyết định 3991/QĐ – BVHTTDL đây Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể  Thao Du Lịch chứng nhận Nghề làm gốm của người M’nông xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Cùng với nhiều các hoạt động sự kiện khác của Hội đua thuyền Độc Mộc lần thứ 4, năm 2025. Đêm giao lưu văn hoá công chiêng cũng đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân và du khách đến với huyện Lắk những ngày hội.  Các tiết mục với  nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi người Phụ nữ Việt Nam, tình yêu quê hương, đất nước, cùng các tiết mục cồng chiêng do các đội nghệ nhân, các chi hội phụ nữ, đoàn viên thanh niên đến từ các Buôn trên địa bàn huyện biểu diễn. Đặc biệt là các tiết mục múa hát, đánh cong chiêng đều được dàn dựng và chuẩn bị chu đáo từ trang phục đến phong cách biểu diễn đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp đối với khán giả và đông đảo cán bộ, hội viên và nhân dân đến xem.  Là một nghệ nhân của Buôn làng đến với đêm giao lưu văn hoá công chiêng chị H Nang Rơ yam  Buôn T’lông, xã Đắk Phơi phấn khởi chia sẻ:

Theo dõi hầu hết các sự kiện diễn ra tại Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 năm 2025. Đặc biệt là đêm giao lưu văn hoá công chiêng với các tiết mục đặc sắc thể hiện được đời sống tinh thần, nguồn cội của người M’nông ở huyện Lắk, Cô Ngô Thị Thu An – Hội viên Hội nhiếp ảnh gia Việt Nam cho biết:

Qua đêm giao lưu có thể thấy sức sống của tiếng cồng tiếng chiêng cồng tiếng chiêng vẫn còn sống mãi với đồng bào các dân tộc huyện Lắk nói riêng và Tây nguyên nói chung, từ đó góp phần bảo tồn lưu giữ mãi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại../.

 H Yur Je – Văn Hoan