Kịch bản dự thảo phóng sự: Nghị Quyết 05-NQ/HU ươm mầm khát vọng thoát nghèo

Kịch bản dự thảo phóng sự: Nghị Quyết 05-NQ/HU ươm mầm khát vọng thoát nghèo

Hình ảnh Lời Bình
PTV

 

 

       Vâng! thưa quý vị và các bạn  trên tay tôi là múi mít chín đầu vụ được trồng từ năm 2021 và đây cũng chính là trái ngọt đầu tiên của Nghị quyết 05-NQ/HU, ngày 05/3/2021 của BCH Đảng Bộ huyện Lắk Khoá XV về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2021 – 2025.  Những vườn mít xanh tươi tốt ở các buôn làng đã và đang dần thay thế các diện tích đất cẵn cỗi mà những năm qua vẫn bị người dân bỏ hoang. Bên cạnh đó nhiều mô hình cây ăn trái khác cũng đã cho thu hoạch, người dần cũng đã thấy được hiệu quả bước đầu của Nghị quyết 05 để có thêm động lực ươm mầm khát vọng thoát nghèo của bản thân.
Hình ảnh toàn cảnh huyện Lắk, các vườn cây ăn trái, trái mít chín, ổi chín, nhãn chín, cam chính, lúa chín…

Mô hình trồng cây ăn trái nhìn từ trên cao,

Lồng nhạc

45s

Chạy chữ NGHỊ QUYẾT 05 NQ/HU ƯƠM MẦM KHÁT VỌNG THOÁT NGHÈO những giây cuối

 

 Toàn cảnh huyện Lắk nhìn từ trên cao, nơi ruộng đất về bỏ hoang, cận cảnh đồng chí cầm nắm đất trong tay ( lồng nhạc nhẹ) Với mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bao dân tộc thiểu số một cách bền vững, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lắk lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. BTV Huyện uỷ đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 05/3/2021 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2021 – 2025. Đây là  nghị quyết đột phá được kỳ vọng sẽ mang lại mục tiêu xóa đói giảm nghèo, khơi dậy ý chí, tinh thần, khát vọng thoát nghèo của người dân huyện Lăk.
Đánh chữ

Những khó khăn trong bước đầu triển khai nghị quyết

Tiếng động Trích lời:

Đồng chí Võ Ngọc Tuyên – Bí thư huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện

Về công tác giảm nghèo tại huyện Lắk và mục tiêu của NQ 05

Hình ảnh cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đất căn cỗi, hình ảnh người dân cuốc đất cứng,  các diên tích đất bỏ hoang, hình cây trồng chậm phát triển…           Huyện Lắk có hơn 72 nghìn dân trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 63%, tỉ lệ hộ nghèo của huyện còn cao. Nhiều năm qua, phần lớn hộ dân tộc thiểu số còn để “vườn đất bỏ hoang”, đất đai hoang hóa, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá trị kinh tế cây trồng thấp, dẫn đến công tác xóa nghèo còn nhiều nan giải. Khi bước đầu triển khai thực hiện Nghị quyết 05 NQ – HU, mặc dù được trao tặng các giống cây ăn trái nhưng nhiều hộ dân không mấy mặn mà, một số khác do không biết cách chăm sóc kỹ thuật, giống cây không được rào chắn nên bị bò ăn, bên cạnh đó do tập quán canh tác cũ, đến mùa khô người dân không chủ động tưới nước cho cây trồng, nên tỉ lệ cây chết cao.
Tiếng động của gia làng uy tín.           Nội dung chủ yếu: Đất ở đây trồng cây gì cũng không lớn được, mùa mưa thì chỉ trồng bắp thôi, mua khô không có nước, con cái đi làm ăn xa hết rồi, còn người già trẻ nhỏ ở nhà không có sức mà làm nên đất đai bỏ hoang thế, nhìn cũng xót xa lắm mà trồng cây gì nó cũng không tốt, người dân nghèo cứ nghèo mãi.
Đánh chữ

Sự quyết liệt trong triển khai nghị quyết 05 NQ –HU của các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương từ huyện đến thôn, buôn.

Hình ảnh đồng chí Võ Ngọc Tuyên đang làm việc, chỉ đạo tại các cuộc họp, hình ảnh trao tặng giống cây trồng cho người dân.

 

 

 

 

 

Hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ chính quyền địa phương, các đơn vị tài trợ, các doanh nghiệp trao tặng cây giống.

Hình ảnh các đoàn kiểm tra NQ 05 tại cơ sở

       Để nghi quyết 05 thực sự đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, trên cương vị là Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Võ Ngọc Tuyên và tập thể Ban thường vụ BCH Đảng bộ Huyện đã gương mẫu đi đầu hỗ trợ kinh phí thực hiện mua cây giống về trao cho các thôn buôn, chủ trương không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mà tích cực vận động các đơn vị tài trợ, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện hỗ trợ cây giống cho bà con thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Huy động mỗi cán bộ, đảng viên đóng góp ít nhất 10 cây ăn trái tương đương 200.000 đồng/đảng viên, công chức, viên chức; mỗi doanh nghiệp, nhà đầu tư, mạnh thường quân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Lắk hưởng ứng ít nhất 500 cây ăn trái, tương đương 10.000.000 đồng/doanh nghiệp để trao tặng cho, các hộ nghèo, cận nghèo các buôn kết nghĩa. Kết quả hàng nghìn giống cây trồng các loại đã được đưa đến tận người dân trên địa bàn huyện Lắk.

Sau khi được trao tặng giống cây trồng những đồng chí được phân công phụ trách địa bàn, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên là những người tiên phong gương mẫu để thực hiện nghị quyết 05 tại địa bàn phụ trách, để người dân học tập và làm theo. Cùng với đó cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo cho cac ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân về kỹ thuật chăm sóc cây trồng để cây sinh trưởng phát triển tốt. Từ Huyện đến các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết 05 NQ- HU do người lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương làm Trưởng Ban chỉ đạo từ đó đã phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu góp phần làm thay đổi nếp nghĩ cách làm của người dân, Nghị quyết 05 NQ –HU được Nhân dân đồng thuận hưởng ứng.

Tiếng động Đồng chí Nay Y Phú – về việc triển khai thực hiện NQ 05
Hình ảnh trao tặng cây giống, chăm sóc cây ăn trái, các đoàn kiểm tra việc thực hiện mô hình theo NQ 05 tại xã Yang Tao và Bông Krang            Xã Yang Tao và Bông Krang là một trong những địa phương tiêu biểu về triển khai thực hiệnNghị quyết 05 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tính đến nay toàn xã Yang tao đã vận động hỗ trợ cấp 17.497 giống cây ăn quả gồm mít thái, dừa xiêm, mãng cầu cho hơn 1.454 hộ nghèo. Cùng với đó, địa phương đã xây dựng 32 mô hình trồng mít tại 11 buôn của xã để bà con học tập. Xã Bông Krang thực hiện trồng trên 24.530 cây giống các loại, trong đó nhiều mô hình của người dân, cán bộ, Đảng viên đã và đang cho thu hoạch, góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Chị H Ák Kỳ Nô Lứk – người dân Buôn Dơng Bắk xã Yang Tao và anh  Y Thông Liêng Hót – Đảng viên buôn Yang Kring, xã Bông Krang cho biết:
Tiếng động Chị H Ák Kỳ Nô Lứk –  Buôn Dơng Băk, xã Yang Tao

Ông Y  Thông Liêng Hót  – Đảng viên buôn Yang Kring, xã Bông Krang

Trao tặng giống cây trồng tại xã Đắk Nuê,

Các Đoàn kiểm tra, thăm quan các mô hình theo Nghị quyết 05 tại xã Đắk Nuê

Mô hình trồng ổi của chị Hường

 

Tại xã Đắk Nuê người nông dân đã được hỗ trợ hơn 29.000 giống cây ăn quả các loại. Cấp uỷ, chính quyền xã Đắk Nuê đã bắt tay cùng với người dân chủ động thực hiện các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả. Trong đó, gia đình chị Trần Thị Hường ở thôn Yên Thành II, xã Đắk Nuê cũng là một trong những hộ dân mạnh dạn chuyển đổi gần 3 sào cà phê kém hiệu quả sang trồng hơn 300 cây ổi giống Đài Loan. Sau thời gian hơn 2 năm chăm sóc, hiện tại vườn ổi của gia đình chị đã cho thu hoạch, với giá ổi được thu mua tại vườn từ 10.000đ – 12.000đ/kg, mỗi tháng bình quân vườn ổn mang lại thu nhập cho gia đình chị trên 8 triệu đồng.
Tiếng động Trích Lời:

Chị Trần Thị Hường thôn Yên Thành II,  xã Đắk Nuê, huyện Lắk

Hình ảnh mô hình trồng nhãn tại xã Đắk Liêng           Cách đây 02 năm anh Nguyễn Huy Vinh nhờ mạnh dạn phá bỏ vườn tiêu già cỗi chuyển sang trồng nhãn hương chi mà hiện nay đã mang về hiệu quả kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình vườn nhãn của anh Nguyễn Huy Vinh tại Buôn Pai Ar, xã Đắk Phơi có diện tích 1,2 ha, trong đó có 0,8 ha đã cho thu hoạch, năng suất đạt gần 12 tấn/vụ. Biết áp dụng khoa học kỹ thuật anh Vinh điều chỉnh để nhãn ra hoa trái vụ theo mong muốn của bản thân. Tại vườn nhãn của gia đình anh Vinh có thể thấy nhãn Hương Chi đang phát triển ở nhiều giao đoạn khác nhau, trong đó có 04 sào anh đã và đang thu hoạch, có 04 sào quả sắp chín và sẽ cho thu hoạch vào cuối tháng 6, diện tích còn lại đang cho ra hoa và cho thu hoạch vào cuối năm. Như vậy anh sẽ không phải lo về việc thương lái ép giá khi vườn nhãn chín rộ cùng một thời điểm. Với mức giá nhãn từ 25.000 – 30.000đ/kg như hiện nay, vườn nhãn của gia đình anh thu nhập trên 250 triệu đồng/vụ, sau khi trừ chi phí sản xuất gia đình anh vẫn còn lãi trên 150 triệu đồng/vụ. Nói về hiệu quả từ mô hình trồng nhãn Hương Chi, Anh Nguyễn Huy Vinh – Chủ vườn nhãn tại Buôn Pai Ar, xã Đắk Phơi cho biết:
Tiếng động Anh Nguyễn Huy Vinh – Chủ vườn nhãn hương chi  tại Buôn Pai Ar xã Đắk Phơi
 Hình ảnh thực hiện Nghị quyết 05 tại xã Krông Nô

Mô hình tưới nước nhỏ giọt điều khiển từ xa của đoàn viên thanh niên (đã liên hệ )

Mặc dù là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lắk, thế nhưng sức sống của Nghị quyết 05 NQ/HU đã và đang lan toả đến tất cả các thôn, buôn trên địa bàn xã Krông Nô. Đến đây có thể thấy nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng được triển khai hiệu quả, đặc biệt là mô hình trồng sầu riêng với diện tích hàng chục ha, người dân chủ động trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ việc sử dụng hệ thống tưới nước tự động đến việc sử dụng phân bón hưu cỡ, nên hiện nay các vườn sâu riêng đã cho sinh trưởng và phát triển tốt, một số cây đã cho thu hoạch, ông Y Đu R’Je – Buôn R’Chai A, xã Krông Nô cho biết:
Tiếng động Ông Y Đu R’Je – R’ Chai A, xã Krông Nô
Toàn cảnh cánh đồng lúa xã buôn tría, buôn Triết, cảnh các đồng chí lãnh đạo về thăm cánh đồng 8/4; cảnh người dân tích cực thu hoạch lúa; cảnh sản xuất lúa của HTX Thành Tín….

 

Hình ảnh người dân trên địa bàn huyện thu hoạch khoai lang Nhật

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh phối tinh bò xã Yang Tao

Các trang trại Vịt

 

Mô hình nuôi cá

 

       Đặc biệt với ưu thế là địa phương có diện tích gieo trồng lúa nước hàng năm trên 14.400 ha, sản lượng lương thực thu hoạch được trên 96 nghìn tấn/ năm.Người dân trên địa bàn huyện Lắk không chỉ tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng giống lúa năng suất và chất lượng, có giá trị kinh tế như Đài thơm 8, RVT, ST 24,… mà còn tích cực xây dựng thương hiệu lúa gạo huyện Lắk. Tiêu biểu như thương hiệu gạo Sạch Mười Đào của HTX Thành Tín, xã Đắk Nuê đạt sản phẩm OCOOP 3 sao của tỉnh Đắk Lắk, là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2022. Cùng với đó nhiều hộ nông dân cũng đã tích cực chuyển đổi từ một số diện tích trông lúa thiếu nước sản xuất sang trồng khoai lang Nhật với kinh phí thu về hàng trăm triệu đồng trên vụ, theo đó chỉ tính riêng vụ đồng xuân năm 2022 – 2023 toàn huyện đã thực hiện được 687 ha khoai lang Nhật, hiện nay với giá thu hoạch tại ruộng từ 7000đ – 14.000đ/kg, năng suất ước đạt 30 tấn/ha, người dân thu về hàng trăm triệu đồng/ha.

Trong chăn nuôi huyện chú trọng chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào chăn nuôi như: Cải tạo đàn bò địa phương theo hướng lai sind, zebu, trồng cỏ làm thức ăn, vỗ béo xuất bán thịt, Hiện tại trên địa bàn huyện đã có một trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp khép kín theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm với quy mô 1900 con. Có 05 trang trại chăn nuôi vịt siêu trứng quy mô trang trại lớn trên 4500 con. Với diện tích mặt nước chuyên dùng: 1.511,82ha; sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 977,42ha; nuôi trồng thuỷ sản: 142,63ha, huyện Lắk có tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản mỗi năm ước đạt 2.400 tấn, Huyện đang tập trung nguồn lực, đầu tư hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến cho năng xuất cao và an toàn.

Đánh chữ

Những kết quả bước đầu đầy khả quan

Hình ảnh những mảnh đất trọc đã được chuyển đổi sang màu xanh của mít và các loại cây ăn quả; hình ảnh người dân chăm sóc cây mít, hình ảnh cây mít đã phát tốt, người dân, gùi lấy mít chín về nhà; người dân bán mít …               Sau 2 năm triển khai thực hiện các đơn vị kết nghĩa các doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng với cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên  các cấp đã vận động, trao tặng cho người dân buôn kết nghĩa, gia đình chính sách được hơn 230.356 giống cây trồng các loại, trong đó chủ yếu là mít thái với 96.760 cây và các loại cây khác với tổng trị giá hơn 5 tỷ đồng. Giải quyết cho hơn 10.000 hộ nghèo, cận nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số đã được nhận cây giống hỗ trợ và bà con đã chuyển đổi cây trồng, phủ xanh được hàng trăm ha đất trống bỏ hoang vườn tạp, đồi trọc. Tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện năm 2022 là 25,24% (giảm 3,87% so với năm 2021); thu nhập bình quân đầu người đạt 32,3 triệu đồng/năm (tăng 2,3 triệu đồng/năm so với năm 2021). Từ đó đã góp phần tích cực vào việc đưa huyện Lắk thoát khỏi danh sách huyện nghèo (30a) của cả nước, giai đoạn 2020-2025. Bên cạnh đó huyện Lắk cũng là một trong những Đảng bộ tiêu biểu được Tỉnh uỷ khen thưởng 03 năm liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hình ảnh lắng động kết lại bằng hình ảnh đồng chí trao cây giống và hình ảnh người dân trao quả mít, hình ảnh trẻ em ăn mít, đồng chí Võ Ngọc Tuyên -cùng với người dân ăn mít, nụ cười của người dân, kỳ vọng về tương lai và toàn cảnh huyện Lắk tươi sáng. Lồng nhạc 45s

Nghị quyết 05 NQ- HU về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2021- 2025 mà Đảng bộ huyện đề ra với một quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận hưởng ứng, phối hợp thực hiện giữa các đơn vị tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, mạnh thường quân cùng với nhân dân các địa phương trong huyện, sau một thời gian gần 02 năm đi vào thực hiện đã cho những kết quả hết sức quan trọng, được coi như hạt giống tinh thần để ươm mầm cho khát vọng, ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn vươn lên thoát nghèo của người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số, đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng có ý nghĩa, giá trị thiết thực góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương./.

H Yur Je