Khát vọng thoát nghèo của huyện Lắk anh hùng

Huyện Lắk vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1998; là khu căn cứ cách mạng H10 có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng đó, những năm qua cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Lắk vẫn đang từng ngày nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn để từng bước thoát nghèo, xây dựng quê hương huyện Lắk ngày càng phát triển xứng đáng là huyện anh hùng cách mạng của đất nước Việt Nam.

Huyện Lắk nằm về phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 52 km. Huyện Lắk có 19.284 hộ với 78.254 nhân khẩu người, là nơi sinh sống của 23 dân tộc anh em, trong đó có hơn 56% là đồng bào DTTS. Tỷ lệ hộ nghèo cao, cuối năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo của huyện Lắk là 31,99% áp dụng theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020. Để triển khai thực hiện Chỉ Thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương và Chương trình số 12-CTr/TU, ngày 30/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030” huyện Lắk gặp rất nhiều những khó khăn, Từ năm 2020 – 2023 là giai đoạn cả nước đang phải chiến đấu với dịch bệnh Covid 19, Huyện Lắk bị ảnh hưởng nặng nề nhất là khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát nhiều hoạt động của địa phương bị ảnh hưởng và tổn thất đáng kể, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch của địa phương ngưng trệ, có những giai đoạn nhiều tiểu thương phải đóng cửa trong thời gian kéo dài; ngừng các hoạt động dịch vụ, giải trí, văn hoá văn nghệ, thể thao, các hoạt động tôn giáo. Nhiều lao động mất việc làm, tạo thêm nhiều gánh nặng cho địa phương trong công tác giảm nghèo. Mặt khác, huyện Lắk có diện tích tự nhiên rộng 1.256km2 nhưng diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới hơn 80%, số còn lại khoảng 20%, trừ diện tích sông suối, ao hồ, đất giao thông thì đất sản xuất chỉ khoảng 15%, dẫn đến bà con thiếu đất sản xuất, vì vậy hộ nghèo càng cao. Bên cạnh đó, huyện Lắk có địa hình chia cắt đồi núi, đất đai bạc màu làm cho năng suất, sản lượng, chất lượng kém, dẫn đến đời sống người dân gặp khó khăn. Giai đoạn này những người nông dân huyện Lắk vừa phải gồng mình chống dịch vừa phải gồng mình để giữ xanh những cánh đồng lúa, bởi những trận lụt cuốn hết đi những hi vọng thoát nghèo của người dân. Năm 2020, huyện Lắk chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng EL Nino, hạn hán xảy ra trên diện rộng, hơn 1.043ha các loại cây trồng bị hạn, thiệt hại gần 2 tỷ 300 triệu đồng; liên tiếp sau đó mỗi năm huyện Lắk phải gánh chịu từ 2 – 3 trận lụt, thiệt hại về cơ sở vật chất ước tính hàng trăm tỷ đồng; Tính từ năm 2020 – 2023, ước tính có hơn 8320 ha các loại cây trồng bị ngập lụt; thiệt hại hơn 181 tỷ đồng.  Các trận lốc xoáy khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, sập đỗ hoàn toàn. Có những vụ sản xuất lúa nước mà người dân xã Đắk Liêng, xã Buôn Tría, Buôn Triết phải gieo sạ tới 3 lần để rồi cuối vụ càng trận lụt lại cuốn trôi hết tất cả. Các loại dịch bệnh trên gia súc như dịch bệnh tả lợn châu phi, dịch cúm gia cầm cũng khiến nhiều hộ nghèo, cận nghèo điêu đứng đã nghèo còn nghèo hơn. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo của huyện Lắk cao. Với quyết tâm thực hiện hiệu quả Chỉ Thị số 05-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Chương trình số 12-CTr/TU của tỉnh uỷ Đắk Lắk, Huyện Lắk ban hành Chương trình số 13-CTr/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Lắk về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030”. Cả hệ thống chính trị của huyện đã nỗ lực thực hiện các chương trình, chính sách nhằm cụ thể hóa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, thường trực huyện uỷ. UBND huyện đã cụ thể hoá các chương trình hành động trong công tác giảm nghèo, chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập ban chỉ đạo giảm nghèo, triển khai đồng bộ công tác rà soát, bình xét hộ nghèo đến từng thôn, buôn, tổ dân phố. Cán bộ ở cơ sở là người trực tiếp nắm vững chính sách và địa bàn dân cư nơi cư trú, triển khai chấm theo phiếu, sau đó xin ý kiến góp ý công khai rộng rãi toàn dân, báo cáo cấp trên theo quy định. Phương pháp thực hiện là rà soát thông qua đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của gia đình. Công tác điều tra thu thập số liệu ở các hộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy, điều tra viên phải đến từng hộ để trực tiếp hỏi người cung cấp thông tin, ghi đầy đủ câu trả lời vào phiếu điều tra. Điều này đòi hỏi điều tra viên phải là người đáp ứng một số tiêu chí, như: hiểu biết tình hình dân cư tại địa bàn; trực tiếp thu thập thông tin của từng hộ; phản ánh đúng tình hình thu nhập và việc tiếp cận các nhu cầu xã hội cơ bản của hộ theo các tiêu chí quy định tại phiếu điều tra; có kinh nghiệm điều tra, khảo sát; am hiểu về đánh giá đặc điểm hộ gia đình… Người cung cấp thông tin là chủ hộ hoặc người hiểu và nắm được thông tin yêu cầu của phiếu điều tra. Trên cơ sở đó, trong quá trình điều tra phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Đặc biệt, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải bảo đảm đúng quy trình, phương pháp, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ và có sự tham gia của người dân, tạo sự đồng thuận nhằm xác định đúng đối tượng, phản ánh đúng thực trạng đời sống nhân dân địa phương. Công tác giảm nghèo tại huyện Lắk đến nay đã đạt được nhiều kết quả phấn khởi. Tổng giá trị sản xuất, kinh doanh đến năm 2022 đạt 2.709 tỷ đồng, tăng 349,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 114,81 % giá trị sản xuất toàn huyện so với năm 2020. Tổng diện tích các loại cây trồng thực hiện đến năm 2022 tăng lên 29.044 ha cây trồng (tăng 785 ha so với năm 2020); tổng sản lượng lương thực đến năm 2022 có đạt 115.633 tấn (tăng 107 tấn so với năm 2020). Tổng đàn trâu, bò năm 2022 là 24.011 con, tăng 1.513 con, với năm 2020. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong năm 2022 ước đạt khoảng 2.400 tấn. Tổ chức quản lý và bảo vệ rừng, đất rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng hơn 98.661,61 ha, trong đó: Diện tích có rừng tự nhiên có diện tích 77.682,19 ha và rừng trồng 3.114,73 ha, độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đến năm 2021- 2023 đạt 63%. Toàn huyện đã trển khai trồng rừng được 200,75/200 ha rừng nguyên liệu, đạt 100,37% kế hoạch và triển khai trồng được 4.590 cây phân tán và trồng rừng đặc dụng: 16,87 ha. Doanh thu từ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt đạt 324 tỷ đồng, tăng 71,624 tỷ đồng, bằng 128,37%  so với năm 2020. Thương mại, dịch vụ và du lịch đạt 1.223 tỷ đồng, tăng 308 tỷ đồng, bằng 133,66% so với năm 2020. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm toàn huyện đạt được 134/190 tiêu chí, chiếm 70,5%. Có 01 xã Buôn Tría vinh dự được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020. Giao thông phát triển khá đồng bộ, trong 03 năm đã triển khai xây dựng 136 công trình với vốn đầu tư 159,572 tỷ đồng. Tỷ lệ cứng hóa giao thông đường đô thị đạt 94,50%; đường huyện đạt 100%; đường xã đạt 96,5%; đường thôn, buôn đạt 76,50%; đường nội đồng đạt 50,5%. Toàn huyện có 42 cầu (24 cầu bê tông cốt thép, 03 cầu thép, 15 gỗ…). Qua đó đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu đi lại và phát triển sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện 45 công trình lớn, vừa và nhỏ. Trong 3 năm qua luôn được chú trọng đầu tư xây mới, cải tạo, kiên cố hóa kênh mương hơn 14 công trình và nâng cấp sữa chữa kịp thời đã phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh. Hệ thống thuỷ lợi hiện đảm bảo phục vụ đủ nước tưới được 82% diện tích cây trồng. Trong 03 năm qua đã được sự quan tâm xây dựng được 06 công trình điện nông thôn. Điện lực Đắk Lắk kịp thời đầu tư nâng cấp hệ thống lưới trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được 98,68% điện sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của người dân. Hoạt động bưu chính, viễn thông từng bước mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá đáp ứng nhu cầu phuc vụ cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân. Toàn huyện có 04 chợ, trong đó có: 01 chợ thị trấn Liên Sơn, chợ nông thôn có: 02 chợ tại xã Krông Nô, xã Buôn Triết và 01chợ tạm tại xã Đăk Liêng.

Về nhà ở nông thôn tính đến hết năm 2023 số nhà đạt chuẩn khoảng 70%. Tuy nhiên tỷ lệ nhà tạm, dột nát ở khu vực nông thôn của người dân còn chiếm khoảng 16% trên địa bàn toàn huyện. Hiện nay, huyện đang Tích cực thực hiện đang lập hồ sơ, lập danh sách hỗ trợ cho các hộ nghèo với chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các xã, thị trấn theo quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chỉnh phủ về Dự án 1 và Dự án. Bên cạnh đó các Ban ngành đoàn thể như Hội CCB huyện phối hợp với Huyện Đoàn vận động  hỗ trợ trao tặng 13 căn nhà cho các em học sinh nghèo hiếu học và hội cựu thanh niên xung phong thuộc diện hộ nghèo cận nghèo với tổng số tiền 780 triệu đồng; UBMTTQVN huyện bàn giao hơn 56 nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình nghèo cận nghèo với tổng số tiền gần 3 tỷ đồng; Nhà Mái ấm Công đoàn: Vận đồng từ nguồn Quỹ “Mái ấm Công đoàn” của huyện hỗ trợ xây dựng là 24 căn nhà, với tổng kinh phí được hỗ trợ hơn 860 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ huyện đã trao tặng 26 căn nhà tình thương với tổng số tiền hơn 1 tỷ 368 triệu đồng; các đồng chí lãnh đạo huyện uỷ, HĐND, UBND tích cực vận động bằng nguồn xã hội hoá hỗ trợ xây nhà ở cho người dân giúp người nghèo “ An cư lập nghiệp”, nổ lực vươn lên thoát nghèo. Đến thăm gia đình anh Y Hiếu R’Tung tại Buôn R’Cai A, xã Krông Nô, huyện Lắk có thể cảm nhận rõ niềm vui của gia đình khi được Hội chữ thập Đỏ huyện hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng căn nhà mới khang trang. Gia đình anh Y Hiếu còn được hỗ trợ 1 con bò giống đến nay đã phát triển được 5 con. Anh cũng nhận khoán bảo vệ rừng để có thêm kinh phí đầu tư chăm sóc và mở rộng diện tích trồng cà phê. Hiện gia đình đã có hơn 1 ha cà phê. Với tổng thu nhập một năm trên 150 triệu đồng năm 2022 gia đình anh Y Hiếu chính thức trở thành hộ gia đình thoát nghèo bền vững của xã Krông Nô. Từ các chương trình, dự án nước sinh sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2023 toàn huyện có 15 công trình cấp nước tập trung và 12.575 nguồn cấp nước nhỏ lẻ, nước máy, giếng đào, khoan và các nguồn nước khác, tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88,57%, tăng 11,96% so với năm 2020 ; tỷ lệ các hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh khu vực nông thôn trong vùng đồng bào dân tộc đạt 68,56%. Hiện nay đã và đang xây dựng 01 công trình nước sinh hoạt cung cấp nước cho 3000 hộ dân tại các xã Đắk Nuê, xã Đắk Liêng và thị trấn Liên Sơn với kinh phí 90 tỷ đồng. Qua đó cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho bà con các dân tộc trên địa bàn huyện. Về chính sách cho vay vốn từ ngân hàng, chính sách và xã hội từ 2021 – 2023. Tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/8/2023 là 508.571 triệu đồng, tăng so với năm 2020 là 123.459 triệu đồng. kết quả thực hiện cho vay từ năm 2021 đến nay, doanh số cho vay với 267.793 lượt khách hàng vay vốn. Nguồn vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã giải quyết cho các hộ sản xuất, kinh doanh đã thực hiện được số lần cho vay vốn có: 14.133 hộ dân với tổng số tiền 979 tỷ đồng đã phát huy hiệu quả về phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ nguồn vốn vay này đã giúp nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo như hộ gia đình em Hoàng Văn Sơn ở buôn Plôm, xã Krông Nô. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, năm 2020 đảng viên trẻ Hoàng Văn Sơn đã vay từ ngân hàng chính sách xã hội huyện 90 triệu đồng để chăm sóc cà phê, và phát triển thêm mô trồng dâu nuôi tằm. Chỉ sau 4 tháng chăm sóc diện tích 4 sào trồng dâu phát triển tốt để nuôi tằm, từ đó mỗi năm Sơn nuôi 03 đợt tằm giống cho thu nhập trên 70 triệu đồng từ việc trồng dâu nuôi tằm, Ngoài ra, đảng viên Hoàng Văn Sơn còn đầu tư trồng cà phê trên diện tích 1,6 ha cho thu hoạch hơn 5 tấn cà phê nhân trên năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Sau 10 năm là hộ nghèo của xã đến nay đảng viên trẻ Hoàng Văn Sơn đã đưa gia đình mình thoát khỏi hộ nghèo, đảng viên Sơn cũng xây dựng được cho mẹ một ngôi nhà khang trang, trở thành tấm gương sáng để các bạn trẻ học hỏi noi theo. Tại xã Đắk Phơi để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, cấp ủy, chính quyền xã đã tích cực triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo như Dự án Giảm  nghèo Tây Nguyên với tổng mức vốn đầu tư cho xã trên 16 tỷ đồng, triển khai gồm hợp phần phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn buôn; phát triển sinh kế bền vững. Trong số các mô hình, dự án được triển khai trên địa bàn xã thì tiêu biểu có mô hình nuôi dê sinh sản đã hỗ trợ cho hơn 140 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo. Mỗi hộ được đầu tư ban đầu 02 con dê giống và trang bị chuồng trại, tập huấn kỹ thuật… Với tổng kinh phí 12 triệu đồng để chăn nuôi phát triển kinh tế nhờ đó mà đến nay, đã có nhiều hộ thoát được nghèo nhờ nuôi dê sinh sản. Là địa phương về đích đạt chuẩn nông thôn mới sớm nhất trên địa bàn huyện. Những năm qua tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Buôn Tría đã giảm theo từng năm. Đến hiện tại toàn xã chỉ còn 59 hộ thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ 6,18%. Để đạt được thành quả đó thì việc tiếp nhận các nguồn hỗ trợ của nhà nước dành cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có dự án cấp 36 con bò hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2019 trên địa bàn xã với mỗi con bò sinh sản trị giá 19,4 triệu đồng. Thực hiện Nghị định số 20/NĐ-CP từ năm 2021 đến tháng 9 năm 2023 thực hiện chính sách bảo trợ xã hội cho các đối tượng thụ hưởng trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ đột xuất: 4.021 đối tượng, với số tiền 48.227,309 tỷ đồng. Từ năm 2020 đến tháng 9 năm 2023 hỗ trợ gạo cứu đói dịp tết, cứu đói giáp hạt và hỗ trợ gạo cứu đói do ảnh dịch COVID -19 kịp thời cho người dân là: 866,307 tấn gạo với 57.754 lượt khẩu đã giao, nhận gạo đến 11 xã, thị trấn cấp hỗ trợ kịp thời. Thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ-CP về Chính sách hỗ trợ kịp thời tiền hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách, người lao động, hộ kinh doanh và một số đối tượng khác do dịch bệnh Covid-19. Trong đó đã hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo cho 36.189 người với số tiền 27.141,75 triệu đồng. Đối tượng bán vé số lẻ hỗ trợ cho 42 người với số tiền 42 triệu đồng; lao động không có viêc làm cho 22 người với số tiền 14.8 triệu đồng. Thực hiện Nghị định 81/NĐ-CP: Từ năm 2021- 2023 chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên: 214 sinh viên với số tiền 1.259,75 triệu đồng. Thực hiện Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện đã chi trả hỗ trợ tiền điện cho: 15.226 lượt hộ nghèo và hộ thuộc diện chính sách với tổng kinh phí 7.425,05 triệu đồng. Về cải cách hành chính được đẩy mạnh đã cung cấp và áp dụng thực hiện 312 thủ tục hành chính trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; trong đó: cấp huyện 221 thủ tục, cấp xã 91 thủ tục. Dịch vụ công toàn trình: 70 thủ tục; Dịch vụ công một phần: 242 thủ tục, tổ chức tốt hệ thống cải cách hành chính một cửa (một cửa liên thông) trên địa bàn huyện. Trong 3 năm đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 5.450 lao động tham gia trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thương mại và dịch vụ, làm việc cho các doanh nghiệp, tập đoàn công ty; phối hợp với các công ty trong và ngoài tỉnh tổ chức được 12 phiên giao dịch việc làm tại 11 xã, thị trấn. Xuất khẩu lao động là 33 người, góp phần tạo thêm thu nhập cho người dân. Tổ chức tập huấn cho 46 lớp cho 1.315 nông dân tham gia ở các xã, thị trấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tại các xã vùng đặc biệt khó khăn, qua đó giúp cho các hộ nông dân, hộ nghèo biết cách sản xuất, làm ăn hiệu quả. Sự nghiệp giáo dục trong 3 năm qua không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng; toàn huyện có 43 trường học từ Mẫu giáo, Mầm non cho đến THCS, THPT và 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và GDTX, tổng số học sinh các cấp 14.985 học sinh, trong đó: học sinh DTTS có: 10.528 học sinh chiếm 70,2%. Đến  nay trên địa bàn huyện có 18 trường đạt chuẩn Quốc gia; trong đó có 01 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Riêng đối với trường PTDT Nội Trú THCS huyện hàng năm được nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí, phụ cấp, văn phòng phẩm cho học sinh với số tiền khoảng hơn 854,2 tỷ đồng, nhà trường vinh dự đón nhận bằng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I vào năm 2020. Đối với công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng lên. Toàn huyện đã có 11/11 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi tiêm chủng đầy đủ 7 loại bệnh đạt trên 95%. Tiêm phòng dịch bệnh Covid – 19 từ 2 – 4 mũi tiêm đạt 98%. Năm 2021-2023, các đối tượng được hưởng các chính sách, người nghèo, người cận nghèo, người DTTS xã vùng II, thôn buôn đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện theo đúng tinh thần của Luật BHXH số 25/QH-12 ngày 14/11/2007, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tổng số lần khám, chữa bệnh giai đoạn 2021 đến tháng 6/2023 là 2.162.603 lần, đã cấp 66.263 thẻ bảo hiểm y tế. 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT. Đến năm 2023, toàn huyện có 100/109 thôn, buôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa, chiếm tỷ lệ 91,74%, Tỷ lệ xã được phủ sóng đài phát thanh 100%, truyền hình 98%. Phong trào thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ được triển khai sâu rộng đến cơ sở góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển phong trào thể dục thể thao trong toàn huyện. Đặc biệt là tổ chức thành công Lễ hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk năm 2023, qua đó đã góp phần quản bá hình ảnh huyện Lắk đến với du khách trong và ngoài huyện; hong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cùng với việc phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm thực hiện. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững, từ 2021 – 2023 trên địa bàn huyện không có biểu tình, bạo loạn và vượt biên trái phép tại địa phương. Xác định vai trò quan trọng của công tác cán bộ trong công tác giảm nghèo. Hiện nay, toàn huyện có 23 đồng chí cán bộ, công chức dân tộc thiểu số công tác tại khối Đảng, đoàn thể chiếm tỷ lệ 35,4%. Có 15 cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số công tác tại khối Nhà nước, chiếm tỷ lệ 16,5%. Nhiệm kỳ 2021 – 2026, huyện Lắk có 189 là đại biểu HĐND các cấp là người dân tộc thiểu chiếm tỷ lệ 62,4%. Huyện Lắk có 14 trường hợp cử tuyển được đào tạo nguồn đã bố trí việc làm tại các cơ quan cấp huyện và cấp xã. Những đại biểu nhân dân, những cán bộ, công chức, viên chức luôn là những ngọn đuốc soi sáng người dân nổ lực vươn lên thoát nghèo. Hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo của huyện còn 25,24%, giảm 3,87% so với năm 2021; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 32,3 triệu đồng/năm. Tháng 3/2022 huyện Lắk thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo (30a) của cả nước, giai đoạn 2020-2025, trở thành một trong những Đảng bộ tiêu biểu 3 năm liền được Tỉnh uỷ khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ từ năm 2020 – 2022. Phát huy những kết quả đó trong nữa nhiệm kỳ còn lại huyện Lắk sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, để giúp người dân thực sự hạnh phúc khi hộ gia đình mình thoát nghèo. Để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ Thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Chương trình số 12-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chương trình số 13-CTr/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Lắk về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030”. Với nguồn lực hàng trăm tỷ đồng được

hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương đến địa phương thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia gồm: chương trình giảm nghèo bền vững; chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Lắk đang quyết liệt đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo tìm việc làm, tạo sinh kế, hỗ trợ về nguồn vốn vay ưu đãi, về nhà ở, nước sinh hoạt…. để giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững. Với khí thế đó tin tưởng rằng toàn Đảng bộ và nhân dân Huyện Lắk sẽ tiếp tục vươn lên bằng ý chí và nghị lực của những người con vùng đất hùng, đưa tỉ lệ hộ nghèo của huyện Lắk tiếp tục giảm xuống dưới 20% theo tinh thần Nghị quyết Đảng Bộ huyện Lắk khoá XV đề ra.

H Yur Je