Kết quả 01 năm thực hiện Đề án số 07- của Tỉnh uỷ trên địa bàn huyện Lắk

Thực hiện Đề án số 07 ngày 25/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giai đoạn 2022 – 2026 ”, UBND huyện tập trung chỉ đạo các ban, ngành của huyện phối hợp chặc chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở tập trung tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, tập quán sản xuất lạc hậu bằng nhiều hình thức phù hợp: Tuyên truyền sâu rộng đến vùng đồng bào dân thiểu số thông qua các cuộc họp, các buổi sinh hoạt của các chi hội tại thôn, buôn; tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích; qua hệ thống Truyền thanh cơ sở và các kênh truyền thông đa phương tiện… xây dựng các mô hình trình diễn, hội nghị tập huấn nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng các bảng tin, phóng sự về những gương điển hình là người đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo; gương điển hình trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.kết quả đã đạt được một số lĩnh vực:

Xây dựng đường giao thông nông thôn: Trong năm 2022, trên địa bàn huyện đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp 23 công trình giao thông với 16,95 km đường giao thông được sửa chữa, nâng cấp và làm mới, sửa chữa 02 cầu với tổng kinh phí đầu tư là 82,7 tỷ đồng; thẩm định 02 công trình giao thông sửa chữa, nâng cấp 1,9 km đường giao thông với tổng số kinh phí đầu tư là 2,2 tỷ đồng.

Xây dựng, cải tạo đường điện: Trong năm 2022, trên địa bàn huyện Điện lực Đắk Lắk đã tiến hành đầu tư cải tạo và xây dựng mới đường dây hạ áp trên địa bàn các xã là 6,691 km với tổng kinh phí là 3,4 tỷ đồng. Tiến hành cải tạo, xây dựng mới 0,99 km đường dây trung áp 22kv, với tổng kinh phí là 829,8 triệu đồng.

Xây dựng hệ thống kênh mương: Trong năm 2022, trên địa bàn huyện đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp 14 công trình kênh, mương và đập dâng với 7,39 km kênh, mương được sửa chữa, nâng cấp và làm mới với tổng kinh phí đầu tư là 25,69 tỷ đồng; thẩm định 08 công trình kênh, mương sửa chữa, nâng cấp 1,6 km kênh, mương, với tổng số kinh phí đầu tư là 9,4 tỷ đồng.

Kết quả xây dựng trang trại, nhà máy chế biến, mô hình phát triển sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

“Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến để lắp đặt nhà sấy lúa: 7m x 21m trong sản xuất gạo sạch” của hộ kinh doanh gạo sạch Mười Đào ở xã Đắk Nuê, với tổng kinh phí đề án là 387 triệu, trong đó, được kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 150 triệu đồng.

“Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến gạo sạch Đồng nhất” của Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Đồng nhất, xã Buôn Triết, với kinh phí đề án là 476 triệu đồng, trong đó, được kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ là 200 triệu đồng.

Triển khai mô hình nuôi cá nheo Mỹ trong lồng bè trên hồ chứa nước với quy mô 240 m3 tại địa bàn xã Nam Ka cho 02 hộ gia đình tham gia; mô hình trồng cây điều ghép tại xã Bông Krang với diện tích 8,5 ha cho 20 hộ gia đình nông dân tham gia; triển khai mô hình cải tạo vườn tạp gắn với cây ăn quả tại xã Bông Krang, xã Yang Tao và mô hình vườn rau, cây ăn quả tại thị trấn Liên Sơn; mô hình cải tạo đàn bò thịt, hỗ trợ đàn bò lai 3B theo hướng liên kết giai đoạn 2021-2025 tại xã Bông Krang và xã Yang Tao.

Bằng nguồn vốn vốn hỗ trợ cho người trồng lúa: đã triển khai mô hình liên kết “Cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lúa thương phẩm” trên địa bàn xã Đắk Liêng và xã Buôn Tría vụ đông xuân 2021/­2022 được thực hiện với quy mô là 228 ha với 160 hộ tham gia, trong đó: Xã Buôn Tría là 150 ha, xã Đắk Liêng là 78 ha. Mô hình được thực hiện vụ Đông xuân 2021 – 2022 do Hợp tác xã Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Nông lâm ngư nghiệp Thiên Phú chủ trì, triển khai thực hiện. Hiện tại các diện tích lúa đã cho thu hoạch, năng suất lúa ước đạt 100 tạ/ha.

Mô hình trình diễn giống mới và áp dụng khoa học tiến bộ mới trên cây lúa nước tại vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện thực hiện trong vụ Đông xuân năm 2021-2022 được thực hiện với quy mô là 181 ha với 799 hộ gia đình tham gia, trong đó: Xã Yang Tao là 25 ha, xã Bông Krang là 26 ha, thị trấn Liên Sơn là 10 ha, xã Đắk Liêng là 20 ha, xã Buôn Triết là 15 ha, xã Đắk Phơi là 15 ha, xã Đắk Nuê là 20 ha, xã Krông Nô là 10 ha, xã Nam Ka là 20 ha, xã Ea R’bin là 20 ha. Hiện tại các diện tích lúa đã cho thu hoạch, năng suất lúa đạt 70 tạ/ha.

Triển khai mô hình giống lúa mới Nàng Hoa ở thôn Đông Giang 1, xã Buôn Tría vụ đông xuân 2021 – 2022 với 01 hộ gia đình tham gia quy mô là 01 ha năng suất thu hoạch được 100 tạ/ha. Triển khai mô hình lúa ST25 sử dụng phân công nghệ sinh học theo hướng an toàn gắn với chuỗi giá trị ở buôn Kdiê 1 và Buôn Yơl, xã Đắk Nuê vụ Đông xuân 2021 – 2022 với 10 hộ gia đình tham gia quy mô 03 ha năng suất bình quân đạt 70 tạ/ha. Triển khai mô hình trồng lúa cải tạo đồng ruộng nhằm tăng độ mùn cho đất và tăng năng xuất cây trồng ở cánh đồng xã Bông Krang và xã Yang Tao vụ Đông Xuân 2021 – 2022 với 07 hộ gia đình tham gia quy mô là 02 ha năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha.

Phối hợp với Công ty cổ phần tập đoàn Điện Bàn triển khai mô hình trình diễn giống lúa 13/2, OM 7347 với quy mô là 0,2 ha ở xã Đắk Phơi. Kết quả mô hình là giống lúa 13/2 năng suất đạt 74,2 tạ/ha, giống lúa OM 7347 năng suất đạt 69,l tạ/ha.

Triển khai mô hình cải tạo vườn tạp gắn với cây ăn quả tại một số buôn của xã Yang Tao với diện tích 2,5 ha gồm: 1,3 ha trồng mít Thái, 1,2 ha trồng vải U hồng. Sau hơn 02 tháng trồng, hiện nay mô hình cây ăn quả triển khai ở xã Yang Tao đang sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ cây sống trên 97%. Mô hình vườn rau, cây ăn quả tại buôn Jun, buôn Lê, thị trấn Liên Sơn với qui mô là 0,5 ha. Mô hình đã hỗ trợ các loại vật tư và hướng dẫn nông dân trồng một số loại rau và trồng ổi nhằm tận dụng đất vườn tạp sẵn có và cung cấp trái cây, rau ăn hằng ngày.

Triển khai mô hình cải tạo vườn tạp gắn với cây ăn quả tại xã Bông Krang và mô hình vườn rau, cây ăn quả tại buôn Dơng Kriêng, thị trấn Liên Sơn nguồn vốn sự nghiệp của UBND huyện. Hiện tại, mô hình sinh trưởng và phát triển tốt.

Phối hợp tổ chức với công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam – Chi nhánh Tây Nguyên, tổ chức 01 cuộc hội thảo đánh giá mô hình lúa thuần Hương Châu 6 tại thị trấn Liên Sơn cho 50 lượt nông dân.

         Việc cử cán bộ về cơ sở hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi;

Đã tổ chức 25 lớp tập huấn với 833 lượt nông dân tham gia về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mít Thái, cây vải U hồng, cây Ổi và cây Rau; kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây ăn quả; về cấp mã số vùng trồng và kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây sắn; kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lúa, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây điều năm thứ hai; kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mít Thái ghép, cây Nhãn hương chi, Rau ăn quả và kỹ thuật nuôi cá nheo mỹ trong lồng bè; về thực hành hướng dẫn chăm sóc cây mít Thái, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, kỹ thuật chăn nuôi heo rừng lai, kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng, hướng dẫn thực hành ủ rơm bằng phân urê làm thức ăn cho đại gia súc và kỹ thuật trồng, chăm sóc một số cây ăn trái (cây mít, cây sầu riêng…) và hướng dẫn trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên một số cây ăn quả. Qua công tác tập huấn và triển khai các mô hình trình diễn về sản xuất nông nghiệp, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã tiếp thu những phương thức, biện pháp sản xuất nông nghiệp mới, góp phần vào thay đổi tập quán lạc hậu.

          Kết quả hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn… của các đơn vị và địa phương cho đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, trong năm 2022 đã huy động các nguồn lực và từ nguồn ngân sách Nhà nước đã triển khai được 123.762 cây trồng các loại; trong đó: Cây mít Thái là 33.912 cây, sầu Riêng là 22.396 cây, cây Nhãn là 150 cây, cây Chôm chôm là 2.291 cây, cây Cau là 5.110 cây, cây Vú sữa là 600 cây, cây Dừa xiêm là 4.585 cây, cây Điều là 1.000 cây, cây Mãng câu là 620 cây, các loại cây ăn quả và cây khác là 53.098 cây. Hiện tại, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục thực hiện việc trồng và chăm sóc các loại cây trồng được hỗ trợ. Các loại cây trồng đa phần đều sinh trưởng và phát triển tốt, một số ít bị nhiễm bệnh, bị chết nhưng tỷ lệ không đáng kể.

 Kết quả tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi và trồng trọt; tham gia hợp tác xã phát triển nông nghiệp;

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện có 38 thành viên là người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các loại hình sản xuất như Tổ hợp tác, Hợp tác xã; trong đó, có 22 thành viên là người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia Tổ hợp tác chăn nuôi và 16 thành viên là người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hợp tác xã nông nghiệp.

          Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế;

UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện triển khai việc cho vay vốn đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, hộ nghèo, hộ cận nghèo kịp thời, đúng quy định. Kết quả năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023, đã có 1.758 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn, trong đó có 1.173 hộ nghèo dân tộc thiểu số, 585 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số được vay vốn với tổng số tiền là 197.581,87 triệu đồng.

          Kết quả trong thực hiện hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

          Những năm trở lại đây, UBND huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, cấp 22 bộ chiêng và 64 bộ trang phục truyền thống cho các buôn trên địa bàn huyện; tổ chức được 20 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã, thị trấn, thu hút hơn 400 học viên tham gia; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đưa đoàn nghệ nhân tham gia các hoạt động chính trị của tỉnh như: Tham dự lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột; tham gia các kỳ Lễ hội văn hóa các dân tộc tại làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô-Sơn Tây-Hà Nội; tham dự Liên hoan Đội chiêng trẻ và sử dụng nhạc cụ tre, nứa… do tỉnh tổ chức. Đây là sân chơi bổ ích cho các đội chiêng trẻ và các đội văn nghệ được biểu diễn, thể hiện tài năng của mình để nâng cao ý thức trách nhiệm góp phần bảo tồn và phát huy di sản-không gian văn hoá công chiêng huyện Lắk, khởi dậy lòng tự hào dân tộc, bảo tồn và giữ gìn hơn nữa các di sản của dân tộc mình.

Hiện nay, huyện Lắk đã thành lập được 3 đội chiêng: Đội chiêng buôn Jiê Yuk, xã Đắk Phơi; đội chiêng buôn Jun và buôn Lê, thị trấn Liên Sơn và đội chiêng buôn Mliêng, xã Đắk Liêng. Hiện nay, buôn Mliêng vẫn còn lưu giữ 27 bộ chiêng, trong đó: Có 12 bộ được cấp; khoảng 50 bộ ché cổ và các dụng cụ, nhạc cụ truyền thống khác, các trang thiết bị: Ghế Kpan, trống, dàn âm thanh, đàn organ.; 01 ngôi nhà sàn cộng đồng xay bằng gạch theo kiểu truyền thống và 06 ngôi nhà sàn dài truyền thống bằng gỗ, tre, nứa. được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn đầu tư xây dựng là buôn để bảo tồn buôn văn hóa truyền thống dân tộc M’nông R’lâm tại huyện Lắk.

Đối với phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống

Trong những năm gần đây, văn hóa gắn với lễ hội truyền thống của các dân tộc đang được phục hồi và phát huy tác dụng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân như: Phục dựng lễ lên nhà mới tại Buôn M’liêng, xã Đắk Liêng; phục dựng lễ Kết nghĩa Buôn Jiê Yuk, xã Đăk Phơi; phục dựng lễ Cưới Dân tộc M’nông Gar buôn Jiê Yuk, xã Đắk Phơi; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phục dựng lễ cúng cơm mới của người dân tộc M’nông ở xã Đắk Phơi; tổ chức sinh hoạt văn hóa Cồng chiêng lần thứ I và lễ cúng sức khỏe cho những đại biểu tham dự tại buôn Jiê Yuk, xã Đắk Phơi; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phục dựng lễ cúng voi tại buôn Juin, thị trấn Liên Sơn; phục dựng lễ cúng sức khỏe cho voi tại buôn Juin, thị trấn Liên Sơn, tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tổ chức lễ hội đua voi và đua thuyền độc mộc trên hồ Lắk; phục dựng lễ cúng bến nước tại buôn Tusria, xã Nam Ka; phục dựng lễ cúng lúa mới của người Mnông Gar buôn Jiê Yuk, xã Đắk Phơi, lễ kết nghĩa anh em, tổ chức giao lưu văn hóa cồng chiêng giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, Lễ hội lồng tồng tại buôn Mliêng, xã Đắk Liêng.

T chức kim kê, sưu tầm các di sản văn hóa của đng bào dân tộc thiu số;

Hằng năm, UBND huyện đều xây dựng Kế hoạch kiểm kê, sưu tầm các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số như: Các bài sử thi, dân ca, câu truyện cổ, các bài chiêng, dàn chiêng. qua đó có hướng gìn giữ, bảo tồn phù hợp.

Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật dân gian; bảo tồn, phát triển ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số tại chỗ bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông thì hằng năm huyện đều mở các lớp dạy tiếng M’nông dành cho mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Đây là hình thức bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của đồng bào mà còn là sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp cho các dân tộc anh em sống trên địa bàn có điều kiện giao lưu, học hỏi, thắt chặt tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau.

Kết quả kiểm kê di sản văn hóa trên địa bàn huyện cho đến hiện nay, cụ thể như sau: Có 492 bộ chiêng; 124 đội cồng chiêng; 794 nghệ nhân diễn tấu chiêng; 184 nghệ nhân thực hiện truyền dạy đánh chiêng; ss nghệ nhân biết chỉnh chiêng; 490 thanh niên biết diễn tấu chiêng; 05 nghi lễ chính còn thực hành trong cộng đồng; 19 bài chiêng. Năm 2022, huyện Lắk vinh dự khi “Nghi lễ Mừng thọ” của người Mnông được nằm trong Danh mục di sản văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 1841/QĐ- BVHTTDL ngày 04/8/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đề án số 07 ngày 25/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thể hiện sự quan tâm chỉ đạo, chăm lo đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Lắk nói riêng. Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở đều được quán triệt, triển khai đầy đủ về Đề án, xem đây là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy, chính quyền đối với vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Sự chung tay của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức đa dạng đã được tạo sự chuyển biến trong tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, ý thức tự lực phát triển kinh tế; đồng bào dân tộc thiểu số từ bỏ tập quán du canh, du cư, biết tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, bước đầu quan tâm đến vệ sinh môi trường sống trong cộng đồng. Trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với nhiều kênh thông tin truyền thông, kiến thức về khoa học công nghệ hiện đại nên đã có sự thay đổi nhận thức, thay đổi trong hành động, đặc biệt là bộ phận thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số – biết tiếp cận tri thức mới, biết khai thác giá trị văn hoá dân tộc để phát triển du lịch…. đã góp phần tạo ra sự thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay./.

XT