Xin kính chào quý vị và các bạn !
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng tồ chức vào đầu năm 2026, đây là sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, trọng đại của đất nước. Đại hội tiến hành kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mởi theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; đánh giá 5 nằm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026 – 2030 và những năm tiếp theo; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV, nhiệm kỳ 2026 – 2031.
Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, diễn ra trong bối cảnh nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, kết quả quan trọng, nổi bật, toàn diện trên các lĩnh vực: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại. Vai trò, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ta tiếp tục được nâng cao; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy mạnh mẽ; niềm tin của Nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố, tăng cường.
Bên cạnh đó, tình hình thế giới và khu vực đang tiếp tục diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường hơn; các mối đe doạ an ninh truyền thống, phi truyền thống ngày càng lớn; xung đột cục bộ diễn ra phạm vi rộng hơn, phức tạp hơn, tác động, ảnh hưởng sâu rộng, đe doạ nghiêm trọng đến sự ổn định, phát triển bền vững của thế giới, khu vực và đất nước ta; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Ở trong nước, một số khó khăn, thách thức tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cẩp cao phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua kiểm tra, thanh tra, điều tra tiếp tục phát hiện ra nhiều vụ án, vụ việc vi phạm, nghiêm trọng, phức tạp hơn,… các thế lực thù địch, phản động tiếp tục tìm mọi cách để phá hoại sự nghiệp cách mạng cùa Nhân dân ta, chống phá Đảng, Nhà nước ta và quá trình chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIV cùa Đảng.
Trước tình hình, bối cảnh và những tác động, ảnh hưởng trực tiếp đối với Đảng ta, đất nước ta, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp theo những yêu cầu vả nội dung sau đây:
I-YÊU CẦU
- Công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp phải được các cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo đúng quy định, nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng và người đứng đầu cấp uỷ các cấp; bảo đảm an toàn, thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức, kiên quyết chống lãng phí, tiêu cực. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin của cán bộ, đảng viên, Nhân dân đối với Đảng.
- Nâng cao chất lượng văn kiện đại hội đảng bộ các cấp; tập trung lãnh đạo tổ chửc thảo luận thật kỹ lưỡng, sâu sắc, hiệu quà các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, định hướng lớn nêu tại dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và đại hội đảng bộ cấp trên; dự báo được tình hình, xác định rõ thế mạnh, định hướng, trọng tâm phát triển gắn vởi chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội chung của khu vực và cả nước. Báo cáo chính trị phải đánh giá trung thực, khách quan, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2020 – 2025, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá công tác xây dựng, chinh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đồng thời, xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới sát với tình hình thực tế và có tính khoa học, khả thi cao.
- Công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, cấp uỷ các cấp và đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu theo quy định. Bảo đảm sự kế thừa, đổi mới và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; đề cao, coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý, tăng cường ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực quan trọng, trọng yếu. Cấp uỷ khoá mới phải tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín; thật sự là trung tâm đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn, tư duy đổi mới, gắn bó mật thiết với Nhân đân; có năng lực lãnh đạo, cầm quyền, có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội XIV của Đả
- Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, chặt chẽ, dân chủ, khoa học, khách quan, công tâm, minh bạch, trách nhiệm giải trình; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao; làm thận trọng từng bước, “làm đến đâu chắc đến đó”; gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch, chuẩn bị nhân sự lãnh đạo các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội nhiệm kỳ tới. Chú trọng phát hiện, lựa chọn, giới thiệu những cán bộ tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, đã kinh qua thực tiễn, có thành tích, kết quả, sản phẩm công tác và quan tâm cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đánh giá cán bộ phải toàn diện, khách quan, thực chất, đúng quy định, đúng thẩm quyền; lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, hiệu quả công tác và uy tín của cán bộ làm thước đo, tiêu chí cơ bản để đánh giá. Phải kế thừa, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác thẩm định nhân sự trên cơ sở mở rộng, phát huy tối đa trách nhiệm của các cơ quan chức năng; chủ động rà soát, thẩm tra, thẩm định chặt chẽ, kỹ lưỡng tiêu chuẩn, điều kiện, kê khai tài sản, thu nhập.
- Có cơ chế, tiêu chí sàng lọc hiệu quả để không bỏ “sót” những người thật sự có đức, có tài; đồng thời, kiên quyết không để “lọt” vào cấp uỷ khoá mới những người: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; phẩm chất, đạo đức, năng lực, uy tín giảm sút, ý thức tổ chức kỷ luật kém, mất đoàn kết; né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, tư duy nhiệm kỳ, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cục bộ, “lợi ích nhóm”, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm tiêu chuẩn chính trị, những điều đảng viên không được làm và quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều tài sản mà không giải trình rõ được nguồn gốc; vi phạm trách nhiệm nêu gương, để bản thân hoặc vợ (chồng), con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức, quyền để thu lợi bất chính; để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc xảy ra tham nhũng, thất thoát lớn, vụ việc tiêu cực gây ảnh hưởng xấu ở địa phương, cơ quan, đơn vị trong thời gian phụ trách. Nhân sự không trúng cử cấp uỷ cấp dưới, thì không giới thiệu để bầu cấp uỷ cấp trên.
- Đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên phải là những đồng chí có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực công tác, đại diện cho trí tuệ của đàng bộ để tham gia, đóng góp vào các nội dung cùa đại hội.
- Trong, quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội phải thường xuyên làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, nhất là công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy “cái đẹp” dẹp “cái xấu”; coi trọng, tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh,… của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Tập trung giải quyết, xử lý kịp thời, có hiệu quà những hạn chế, bất cập, yếu kém, những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà dư luận, cán bộ, đảng viên, Nhân dân quan tâm. Chủ động, tích cực, có biện pháp đấu tranh hiệu quả đối với những âm mưu, thủ đoạn chống phá, gây rối nội bộ của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, bất mãn để bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng, bào vệ chế độ.
II- NỘI DUNG
- Nội dung đại hội đảng bộ các cấp
Đại hội đảng bộ các cấp thực hiện 4 nội dung sau: (1) Tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2025 – 2030. (2) Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp. (3) Bầu ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2025 – 2030. (4) Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Chuẩn bị văn kiện đại hội và tổ chức thảo luận
- Dự thảo văn kiện của cấp uỷ trình đại hội gồm 2 báo cáo chủ yếu:
+ Báo cáo chính trị của đảng bộ là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác; phải đánh giá toàn diện, khách quan, trung thực tình hình, kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời, tiếp thu những quan điểm chỉ đạo, chủ trương, định hướng lớn trong các dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng, của cấp trên, dự báo được tình hình để đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi cho nhiệm kỳ 2025 – 2030, chú ý các nhiệm vụ, giải pháp đột phá với tầm nhìn, dài hạn.
+ Báo cáo kiểm điểm của cấp uỷ phải có tính chiến đấu, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; đánh giá đúng, khách quan, toàn diện, trung thực về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 – 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 4 khoá XI, XII, XIII gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định những điều đảng viên không được làm và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; chi rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; đồng thời, phải đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp hiệu quả nhằm sửa chữa, khắc phục trong nhiêm kỳ 2025 – 2030.
- Việc xây dựng, đóng góp ý kiến vào văn kiện:
+ Quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, dành thời gian họp lý để tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc; có hình thức phù hợp, thiết thực để lấy ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ nguyên lãnh đạo, giới trí thức, nhà khoa học, chuyên gia và ý kiến tham gia, góp ý, hiến kế của cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Có kế hoạch tuyên truyền về dự thảo báo cáo chính trị trên các phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Các cấp uỷ chuẩn bị dự thảo nghị quyết đại hội để đại hội thảo luận, quyết định.
+ Đại hội các cấp phải dành thời gian thoả đáng, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm của đại biểu; trong thảo luận cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó.
- Về công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp uỷ
- Tiêu chuẩn cấp uỷ viên
Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự cấp uỷ khoá mới phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII; tiêu chuẩn cán bộ nêu tại Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 04/8/2017, Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị khoá XII và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cấp uỷ các cấp căn cứ vào yêu cầu, tiêu chuẩn chung nêu tại Chỉ thị này để cụ thể hoá cho phù họp với tình hình, đặc điểm ở cấp mình theo quy định.
- Thời điểm tính độ tuổi tham gia cấp uỷ chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội
Thời điểm tính độ tuổi tham gia cấp uỷ (là thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội đảng bộ ở mỗi cấp): cấp cơ sở tháng 4/2025; cấp huyện và tương đương (gồm tẩt cả đảng bộ trực thuộc Đàng uỷ Công an Trung ương) tháng 6/2025; cấp trực thuộc Trung ương tháng 9/2025.
Thời điểm tính độ tuổi tham gia chức danh lãnh đạo hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội tháng 5/2026.
Thời điểm tính độ tuổi tham gia chức danh lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội là thời điểm đại hội ở các cấp của mỗi tổ chức.
- Độ tuổi tham gia cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội
Những đồng chí lần đầu tham gia cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội đảng bộ ở mỗi cấp, thời điểm bầu cử hoặc đại hội của mỗi tổ chức theo quy định.
Những đồng chí được giới thiệu tái cử cấp uỷ phải còn thời gian công tác ít nhất từ 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội đảng bộ ở mỗi cấp.
Cán bộ tái cử cấp uỷ thì được tái cử các chức danh lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội nhưng phải còn thời gian công tác ít nhất 18 tháng trở lên tại thời điểm bầu cử hoặc đại hội của mỗi tổ chức. Thời điểm bầu cử hoặc đại hội của mỗi tổ chức theo quy định.
Các đồng chí uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII thực hiện quy định về độ tuổi tái cử theo Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng,
- Cơ cấu, số lượng cấp uỷ viên, uỷ viên thường vụ và phó bí thư cấp uỷ
*Cơ cấu cấp uỷ
- Phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ đối với những địa bàn, lĩnh vực quan trọng; coi trọng chất lượng, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn; thực hiện chủ trương không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp uỷ; quy định thống nhất những chức danh có cơ cấu “cứng” tham gia ban thường vụ, số chức danh còn lại do cấp uỷ quyết định theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tình hình đội ngũ cán bộ của địa phương, đơn vị.
- Việc chuẩn bị nhân sự cần kết hợp hài hoà giữa nguồn nhân sự tại chỗ với việc điều động, luân chuyển cán bộ từ nơi khác đến. Các địa phương, đơn vị có cơ cấu cấp uỷ nhưng chưa chuẩn bị được nhân sự tại chỗ, thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, điều động nhân sự từ nơi khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để giới thiệu, chỉ định tham gia cấp uỷ hoặc bổ sung sau đại hội.
- Cơ bản thực hiện bố trí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân ở các cấp. Thực hiện bố trí bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân ở cấp huyện, cấp xã đối với những nơi có đủ điều kiện (địa phương có quy mô hợp lý nhân sự có phẩm chất, năng lực, uy tín, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao; được ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh đồng ý).
- Mỗi đồng chí trong thường trực cấp uỷ cấp tỉnh cơ bản không giữ quá 2 chức danh trong các chức danh lãnh đạo tỉnh, thành phố: Bí thư, phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Cơ bản thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp uỷ cấp tinh không là người địa phương, gắn với việc sử dụng, bố trí hài hoà nguồn cán bộ tại chỗ trong quy hoạch; hoàn thành 100% ở cấp huyện; khuyến khích thực hiện ở cấp xã và các chức danh khác.
- Phân công, bố trí công tác mới hoặc giới thiệu ứng cử ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác đối với các đồng chí bí thư cấp uỷ cấp huyện và tương đương trở lên đã giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp (từ 8 năm trở lên) tại một địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Phấn đấu đạt tỉ lệ cấp uỷ viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ;
– Phấn đẩu tỉ lệ cán bộ trẻ (dưới 42 tuổi đối với cấp tỉnh, cấp huyện; dưới 40 tuổi đối với cấp xã) từ 10% trở lên (tính cho cả nhiệm kỳ); tỉ lệ cấp uỷ viên là người dân tộc thiểu số bảo đảm phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. cấp uỷ và người đứng đầu các cấp có thẩm quyền phải có trách nhiệm, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, đề bạt, bố trí cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số vào các chức danh có cơ cấu tham gia cấp uỷ khoá mới theo quy định.
- Phấn đấu đổi mới không dưới 1/3 tổng số cấp uỷ viên trong mỗi nhiệm kỳ. Thực hiện cơ cấu ba độ tuổi trong cấp uỷ các cấp và phấn đấu thực hiện trong ban thường vụ, thường trực cấp uỷ.
- Vào đầu nhiệm kỳ, những nơi nào chưa bầu đủ số lượng, tỉ lệ, cơ cấu cấp uỷ theo Chỉ thị này, thì trong nhiệm kỳ phải chủ động chuẩn bị nhân sự để kiện toàn, bổ sung theo quy định.
- Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương và ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương căn cứ Chỉ thị này các quy định liên quan hướng dẫn cụ thể về cơ cấu cấp uỷ, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia cẩp uỷ và việc đổi mới cấp uỷ đối với đảng bộ trong lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trực thuộc có tính chất đặc thù đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn.
*Số lượng cấp uỷ viên, ưỷ viên ban thường vụ và phó bí thư cấp uỷ
- Số lượng cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ và phó bí thư cấp uỷ các cấp theo quy định của Trung ương.
- Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện và tình hình đội ngũ cán bộ, đại hội quyết định số lượng cấp uỷ viên; cấp uỷ khoá mới quyết định số lượng uỷ viên ban thường vụ, phó bí thư cấp uỷ trên cơ sở quy định của cấp uỷ có thẩm quyền.
- Quy trình nhân sự cấp uỷ
Quy trình nhân sự, gồm: (1) Quy trình giới thiệu nhân sự tái cử cấp uỷ, ban thường vụ, phó bí thư, bí thư cấp uỷ. (2) Quy trình giới thiệu nhân sự lần đầu tham gia cấp uỷ, ban thường vụ, phó bí thư, bí thư cấp uỷ.
5.6. Thực hiện bầu cử trong đại hội
- Việc bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra và chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cấp uỷ các cấp thực hiện theo Quy chế bầu cử trong Đảng.
- Thực hiện thí điểm bầu bí thư cấp uỷ tại đại hội đối với cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở (không thực hiện đối với các đảng bộ trong Quân đội, Công an) ở những nơi có đủ điều kiện (nội bộ đoàn kết, thống nhất; nhân sự có phẩm chất, năng lực, uy tỉn, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao; được ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh đồng ý),
- Đối với những nơi đại hội trực tiếp bầu bí thư cấp uỷ, thì đại hội phải thực hiện việc lấy phiếu giới thiệu nhân sự bí thư cấp uỷ trong số các đồng chí vừa trúng cử vào cấp uỷ khoá mới. Trường hợp đại hội giới thiệu nhân sự khác với phương án nhân sự đã được cấp uỷ có thẩm quyền phê duyệt, thì không tiến hành bầu cử và phải báo cáo ban thương vụ cấp uỷ cấp trên cho ý kiến chỉ đạo.
- Cơ cấu, số lượng đại biểu và việc bầu đại biểu dự đại hội cấp trên
- Số lượng đại biểu đại hội đảng bộ các cấp như sau: (1) Đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Đảng bộ Công an Trung ương từ 300 đến 350 đại biểu; Đảng bộ thành phố Hà Nội không quá 500 đại biểu; các Đảng bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hoá và Đảng bộ Quân đội không quá 450 đại biểu; Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương từ 250 đến 300 đại biểu. (2) Đại hội đảng bộ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương không quá 300 đại biểu. (3) Đảng bộ cơ sở có dưới 200 đảng viên thì tiến hành đại hội đảng viên; có từ 200 đảng viên trở lên thì tiến hành đại hội đại biểu. Trường hợp đảng bộ cơ sở có dưới 200 đảng viên nếu có khó khăn về điều kiện tổ chức đại hội đảng viên và được cấp uỷ cấp trên trực tỉếp đồng ý, thì tổ chức đại hội đại biểu; số lượng đại biểu do cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định.
- Cơ cấu đại biểu cơ bản giữ ổn định số lượng, cơ cấu đại biểu ở khối địa phương và bảo đảm có từ 1 đến 2 đại biểu ở ngành, lĩnh vực quan trọng (không tính đại biểu đương nhiên) để nâng cao chất lượng thảo luận tại đại hội.
- Việc bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên phải căn cứ vào Điều lệ Đảng, Quy chế bầu cử trong Đảng và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên trực tiếp về số lượng, cơ cấu đại biểu đại hội đảng bộ các cấp.
- Đại hội đảng bộ các cấp được bầu một số đại bỉểu dự khuyết để thay thế đại biểu chính thức vắng mặt; số lượng đại biểu dự khuyết do đại hội quyết định.
- Thời gian tiến hành đại hội đảng bộ các cấp
- Đại hội đảng viên hoặc đại hội đại biểu cấp cơ sở không quá 2 ngày bắt đầu từ tháng 4/2025, hoàn thành trước ngày 30/6/2025. Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện và tương đương không quá 3 ngày, hoàn thành trước ngày 31/8/2025. Đại hội đại biểu đảng bộ trực thuộc Trung ương không quá 4 ngày, hoàn thành trước ngày 31/10/2025.
- Thời gian họp trù bị được tính vào thời gian tiến hành đại hội, đối với cấp huyện và tương đương trở lên không quá 1/2 ngày.
- Thời gian tổ chức đạỉ hội điểm: cấp cơ sở vào đầu quý I/2025; cấp huyện và tương đương vào đầu quý II/2025; cấp trực thuộc Trung ương vào đầu quy III/2025.
- Dừng việc bổ sung cấp uỷ viên và uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ nhiệm kỳ 2020 – 2025 trước 6 tháng tính đến thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội ở mỗi cấp. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Việc phân công, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội
Thực hiện việc phân công cấp uỷ viên khoá mới ngay sau đại hội theo phương án nhân sự đại hội và yêu cầu tình hình thực tiễn.
- Đối với cán bộ không tái cử (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), nhưng còn thời gian công tác từ 24 tháng đến dưới 30 tháng, nếu còn đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, sức khoẻ và có nguyện vọng công tác, thì xem xét, bố trí công việc phù hơp (trừ cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu sớm, thì cho nghỉ hưu trước tuổi nhưng không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật). Cán bộ còn dưới 24 tháng mới đến tuổi nghỉ hưu, nếu địa phương, cơ quan, đơn vị có khó khăn, không thể sắp xếp, bố trí, thì cần chủ động làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ nghỉ công tác, cơ bản giữ nguyên chế độ và chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Cán bộ không đủ tuổi tái cử hoặc có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi, thì kịp thời giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ ở cấp xã không tái cử thực hiện theo Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI và quy định của pháp luật.
- Về thời điểm thôi giữ chức vụ lãnh đạo hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân và các chức danh lãnh đạo có cơ cấu cấp uỷ nhưng không tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ 2025 – 2030 thực hiện như sau:
+ Cấp tỉnh: Cán bộ đến tuổi nghỉ hưu sau đại hội hoặc còn tuổi công tác nhưng không tham gia cấp uỷ cấp tỉnh (trừ các đồng chỉ Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII) thì cho thôi giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý ngay sau đại hội hoặc vào phiên họp thường kỳ gần nhất cùa hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố sau đại hội. Riêng đối với các chức danh lãnh đạo hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, nếu nhân sự được chuẩn bị thay thế chưa là đại biểu hội đồng nhân dân, thì để cán bộ đương nhiệm tiếp tục giữ chức vụ đến hết nhiệm kỷ 2021 – 2026.
+ Cấp huyện, cấp xã: Giao ban thường vụ các tỉnh uỷ, thành uỷ căn cứ vào tình hình cụ thể để quy định không trái với nguyên tắc nêu trên.
CHUYÊN MỤC “CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG” Xin tạm dừng tại đây ! Xin cảm ơn và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chuyên mục lần sau ! sau đây mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam
Xây dựng biên tập chương trình
XUÂN TIỆP
- Đảng uỷ xã Buôn Triết tổng kết công tác đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Đảng ủy xã Bông Krang tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024
- Kỳ họp thứ chín HĐND xã Đăk Liêng khoá XII, nhiệm kỳ 2021 – 2026
- Nghị định 177 quy định chế độ chính sách đối với các trường hợp không tái cử tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc nghỉ hưu theo nguyện vọng
- Đắk Lắk nghiêm cấm việc biếu tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức