Bên cạnh tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp, trong thời gian qua cùng với việc khuyến khích người dân tích cực lao động sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật và những giống lúa mới nhằm tạo ra thương hiệu gạo cho huyện Lăk, kết quả thành công bước đầu là những sản phẩm gạo sạch được sản xuất theo phương thức hữu cơ như ST24, ST 25, gạo sạch Mười Đào….thì ngành nông nghiệp của huyện cũng khuyến khích người dân tăng cường đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tưới tiết kiệm nước, sử dụng giống mới có khả năng chống chịu sâu bệnh, thích nghi với biến đổi khí hậu… đối với các loại cây công nghiệp như Cà phê, hồ tiêu và một số loại cây ăn quả như mít, nhãn, sầu riêng….Dù là cây lúa nước, hay các loại cây công nghiệp, cây ăn quả thì việc sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ bền vững nhằm thúc đẩy thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp được huyện chú trọng và đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, nhất là hướng dẫn sản xuất có chứng nhận Vietgap, chứng nhận mã số vùng trồng đối với các loại cây trồng…
Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, trước sự bấp bênh về giá cả thị trường, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của người nông dân khi lựa chọn, quyết định các giống cây áp dụng phát triển kinh tế gia đình mình. Ngành nông nghiệp huyện cũng đã đưa ra những khuyến cáo đến người dân, vận động người dân không mở rộng thêm diện tích cà phê, hồ tiêu; thực hiện chuyển đổi diện tích cà phê, hồ tiêu ở những vùng không phù hợp sang các loại cây trồng khác phù hợp và có giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, xác định cây ăn quả cũng chính là một trong những cây trồng chủ lực thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, trên cơ sở vận động, hướng dẫn , đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc tại chỗ chuyển đổi, cải tạo vườn tạp, trước mắt là trồng chăm sóc cây Mít Thái góp phần xoá đối giảm nghèo.
Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sản xuất nông nghiệp của huyện tiến đến trồng các loại cây ăn quả là hướng đi đang được đề cập đến trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của huyện. Thời gian tới huyện Lăk tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng quan tâm hỗ trợ người dân về KHKT, lựa chọn, ưu tiên và sử dụng hợp lý các chương trình dự án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi do nhà nước hỗ trợ một cách hiệu quả, tránh dàn trải, gây thất thoát lãng phí. Đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo, về xây dựng nông thôn mới… đặc biệt cần làm tốt công tác xã hội hoá để huy động sức người, sức của từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có tiềm năng trong quá trình chuyển đổi. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sạch, hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ…../.
Vy Thuỷ
- Xã Nam Ka trao 31 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo
- Năm 2025 Trung ương sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước
- Chi cục thuỷ sản Đăk Lăk thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản năm 2024
- Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đợt I năm 2024
- Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước