Danh sách tiểu sử trích ngang của 05 ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đơn vị bầu cử số 02- gồm các huyện M’drăk- Krông Păc- Cư Kuin, Krông Bông- Lăk và Krông Ana; danh sách các ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh Khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026 đơn vị bầu cử số 20 ứng cử tại huyện lăk và tiếp tiêu chuẩn đại biểu quốc hội Khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Mời quý vị và các bạn cùng nghe !
I/ Danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026, ở đơn vị bầu cử số 02 gồm các huyện M’drăk- Krông Păc- Cư Kuin- Krông Bông- Lăk Và Krông Ana
01/ Ông: Lưu văn Đức
– sinh năm: 1967
– giới tính: nam
– quốc tịch: Việt Nam
– dân tộc: Chăm
– tôn giáo: bà la môn
– quê quán: huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
– nơi ở hiện nay; nhà công vụ quốc hội quận đống đa TP. Hà Nội
– giáo dục phổ thông: 12/12
– chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân kinh tế ; cử nhân Luật
– học hàm, học vị: Thạc sỹ quản lý công
– lí luận chính trị : Cao cấp
– ngoại ngữ: B. anh văn
– nghề nghiệp: Uỷ viên Thường trực hội đồng dân tộc của Quốc hội; đại biểu Quốc hội Khoá XIV
02/ Ông: Y jone Ktull
– sinh năm 1966
– giới tính: nam
– quốc tịch: Việt Nam
– dân tộc: Ê đê
– tôn giáo: không
– quê quán: TP.BMT, tỉnh Đăk Lăk
– nơi ở hiện nay; huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk
– giáo dục phổ thông: 12/12
– chuyên môn nghiệp vụ: đại học cơ khí động lực
– học hàm, học vị:
– lí luận chính trị : cao cấp
– ngoại ngữ: B. anh văn
– nghề nghiệp: Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đăk Lăk
03/ Bà: Bùi Thị Minh Hoài:
– sinh năm 1965
– giới tính: nữ
– quốc tịch: Việt Nam
– dân tộc: kinh
– tôn giáo: không
– quê quán: huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
– nơi ở hiện nay; khu đô thị mới Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
– giáo dục phổ thông: 10/10
– chuyên môn nghiệp vụ: củ nhân Luật, Cử nhân kinh tế,
– học hàm, học vị: Thạc sỹ Luật
– lí luận chính trị : cao cấp
– ngoại ngữ: B. anh văn
– nghề nghiệp: UVTW Đảng, Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt nam, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Đại biểu HĐND tỉnh Hà Nam Khoá XVI,
04/ Ông: Nguyễn Quang Phước
– sinh năm 1976
– giới tính: nam
– quốc tịch: Việt Nam
– dân tộc: kinh
– tôn giáo: không
– quê quán: huyện Huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
– nơi ở hiện nay; TP.BMT, tỉnh Đăk Lăk
– giáo dục phổ thông: 12/12
– chuyên môn nghiệp vụ: đại học thống kê, đại học chuyên ngành tin học
– học hàm, học vị: Thạc sỹ kinh tế
– lí luận chính trị : cao cấp
– ngoại ngữ: B1. Anh văn
– nghề nghiệp: phó cục trưởng cục thống kê Đăk Lăk;
05/ Bà: Lê Thị Thanh Xuân
– sinh năm 1977
– giới tính: nữ
– quốc tịch: Việt Nam
– dân tộc:M’nông
– tôn giáo: không
– quê quán: huyện Huyện Đam rông , tỉnh Lâm Đồng
– nơi ở hiện nay; TP. BMT, tỉnh Đăk Lăk
– giáo dục phổ thông: 12/12
– chuyên môn nghiệp vụ: cử nhân ngữ văn sư phạm
– học hàm, học vị: Tiến sỹ văn hoá dân gian
– lí luận chính trị : cao cấp
– ngoại ngữ: B2. anh văn
– nghề nghiệp: Bí thư thị uỷ Buôn Hồ; đại biểu Quốc hội Khoá XIV
II/ Danh sách ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khoá x nhiệm kỳ 2021-2026 đơn vị bầu cử số 20- huyện Lăk.
01/ Bà: Nông Thị Kim Hạnh
– sinh năm: 1985
– giới tính: nữ
– quốc tịch: Việt Nam
– dân tộc: Tày
– tôn giáo: không
– quê quán: huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
– nơi ở hiện nay; Huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk
– giáo dục phổ thông: 12/12
– chuyên môn nghiệp vụ: ĐH kinh tế nông lâm
– lí luận chính trị : trung cấp
– ngoại ngữ: không
– nghề nghiệp: chuyên viên văn phòng Huyện uỷ Lăk
02/ Bà: H’Kim Hoa Byă
– sinh năm 1970
– giới tính: nữ
– quốc tịch: Việt Nam
– dân tộc: M’nông
– tôn giáo: không
– quê quán: huyện Huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk
– nơi ở hiện nay; TP. BMT, tỉnh Đăk Lăk
– giáo dục phổ thông: 12/12
– chuyên môn nghiệp vụ: cử nhân hành chính
– lí luận chính trị : cao cấp
– ngoại ngữ: A anh văn
– nghề nghiệp: UVBTV, Trưởng Ban Dân vận tỉnh uỷ, CT UBMTTQVN tỉnh; đại biểu HĐND tỉnh NK 2006-2011; 2016-2021;
03/ Ông: Nay Y Phú:
– sinh năm 1975
– giới tính: nam
– quốc tịch: Việt Nam
– dân tộc: M’nông
– tôn giáo: không
– quê quán: huyện Huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk
– nơi ở hiện nay; Huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk
– giáo dục phổ thông: 12/12
– chuyên môn nghiệp vụ: Đại học lâm sinh
– lí luận chính trị : cao cấp
– ngoại ngữ: A anh văn
– nghề nghiệp: Phó bí thư huyện uỷ- CT UBND huyện Lăk; đại biểu HĐND huyện NK 2011-2016;
04/ Ông: Võ Hồng Tài
– sinh năm 1972
– giới tính: nam
– quốc tịch: Việt Nam
– dân tộc: kinh
– tôn giáo: không
– quê quán: huyện Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
– nơi ở hiện nay; huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk
– giáo dục phổ thông: 12/12
– chuyên môn nghiệp vụ: đại học ngữ văn
– lí luận chính trị : cao cấp
– ngoại ngữ: không
– nghề nghiệp: phó giám đốc TTBDCT huyện Lăk;
05/ Ông: Võ Ngọc Tuyên
– sinh năm 1966
– giới tính: nam
– quốc tịch: Việt Nam
– dân tộc: kinh
– tôn giáo: không
– quê quán: Huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
– nơi ở hiện nay; TP. BMT, tỉnh Đăk Lăk
– giáo dục phổ thông: 12/12
– chuyên môn nghiệp vụ: cử nhân kinh tế
– lí luận chính trị : cao cấp
– ngoại ngữ: A anh văn
– nghề nghiệp: TUV- Bí thư huyện uỷ Lăk;
Trên đây là danh sách tiểu sử trích ngang của 05 ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đơn vị bầu cử số 02- gồm các huyện M’drăk- Krông Păc- Cư Kuin, Krông Bông- Lăk và Krông Ana,
Danh sách ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khoáa x nhiệm kỳ 2021-2026, đơn vị bầu cử số 20- huyện Lăk.
2- Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa XV
2.1. Tiêu chuẩn chung
Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung còn phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, có chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội.
2.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Quốc hội chuyên trách
Ngoài các tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện sau:
– Có trình độ đào tạo đại học trở lên.
– Người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách ở các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói chung phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ từ vụ trưởng và tương đương, chức vụ giám đốc sở, ngành và tương đương trở lên; có quy hoạch làm đại biểu Quốc hội chuyên trách hoặc có quy hoạch chức danh Thứ trưởng và tương đương trở lên. Nếu là cán bộ Quân đội, Công an thì phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức danh cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh, chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh, giám đốc công an tỉnh[1] và tương đương trở lên hoặc có quân hàm từ Đại tá trở lên.
– Người ứng cử làm đại biểu Quốc hội chuyên trách để làm phó trưởng đoàn ở địa phương phải là tỉnh ủy viên, đang giữ chức vụ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên, nói chung có quy hoạch một trong các chức danh sau: ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
– Đối với một số lĩnh vực cần thiết phải cơ cấu đại biểu Quốc hội nhưng không có nhân sự cấp vụ trưởng và tương đương đáp ứng yêu cầu thì Đảng đoàn Quốc hội phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể, bảo đảm đúng quy định[2].
– Về độ tuổi:
+ Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử nói chung phải đủ tuổi tham gia 02 khóa Quốc hội trở lên hoặc ít nhất trọn một khóa, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây. Đại biểu Quốc hội chuyên trách tái cử (trừ các đồng chỉ ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính đến tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây[3]. Riêng những người ứng cử đại biểu Quốc hội là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư[4] do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.
+ Đại biểu Quốc hội là cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Kết luận của Bộ Chính trị[5] và Nghị định của Chính phủ[6] được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây.
+ Các đồng chí không đủ tuổi tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu thì cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, bố trí công tác phù hợp hoặc giữ nguyên một số chế độ, chờ đủ tuổi nghỉ hưu; những đồng chí có nguyện vọng nghỉ chế độ trước tuổi thì giải quyết theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ và Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 20/12/2019 của Ban Tổ chức Trung ương.
+ Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương khi đến tuổi nghỉ hưu được giữ chức vụ công tác đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương khi đến tuổi nghỉ hưu thì thôi giữ các chức vụ và tiếp tục làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đến hết nhiệm kỳ[7].
– Về tiêu chuẩn sức khỏe: Được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến tháng 5/2021, cụ thể:
+ Đối với cán bộ ở các cơ quan Trung ương: do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khám sức khỏe.
+ Đối với cán bộ ở địa phương: do Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khám sức khỏe.
3- Tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
3.1. Tiêu chuẩn chung:
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu; có tư tưởng chính trị vững vàng; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức hoạt động giám sát, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Hội đồng nhân dân các cấp.
3.2. Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách
Ngoài các tiêu chuẩn chung, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
– Có trình độ đào tạo đại học trở lên (đối với cấp tỉnh và cấp huyện).
– Ở cấp tỉnh: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là tỉnh ủy viên trở lên (trong đó phải có 01 đồng chí là ủy viên ban thường vụ), đang giữ chức vụ từ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và đã được quy hoạch phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên; cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ phó giám đốc sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử phó trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương trong các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh trở lên.
– Ở cấp huyện: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là huyện ủy viên, giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên và đã được quy hoạch phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên; ứng cử phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 05 năm trở lên và đã được quy hoạch vào chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên.
Đối với các đồng chí dự kiến bố trí làm Trưởng các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiêm nhiệm, cần có năng lực, trình độ, sức khỏe và thời gian để đáp ứng yêu cầu công việc.
– Ở cấp xã: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là cấp ủy viên, nơi nào có điều kiện thì bố trí ủy viên thường vụ đảng ủy cấp xã. Căn cứ tình hình cụ thể, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách cấp xã.
– Về độ tuổi:
+ Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây; nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019. Riêng những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.
+ Cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Nghị định của Chính phủ[8] được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định.
– Về tiêu chuẩn sức khỏe: Được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến tháng 05/2021 (tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khảm sức khỏe).
TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG BẦU CỬ
Điều 62. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử
- Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước; Ủy banbầu cử các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử và giải quyết khiếu nại, tố cáo về vận động bầu cử ở địa phương.
- Các cơ quan báo chí ở trung ương có trách nhiệm đưa tin về quá trình tổ chức công tác bầu cử, tình hình vận động bầu cử trong phạm vi cả nước. Các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương có trách nhiệm đưa tin về hội nghị tiếp xúc cử tri, trả lời phỏng vấn của những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và việc vận động bầu cử ở địa phương.
- Ban thường trực Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội. Ban thường trực Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.
- Kinh phí tuyên truyền, vận động bầu cử được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước.
Điều 63. Nguyên tắc vận động bầu cử
- Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó.
- Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử.
Điều 64. Thời gian tiến hành vận động bầu cử
Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ.
Điều 65. Hình thức vận động bầu cử
Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau đây:
- Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật này;
- Thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
Điều 66. Hội nghị tiếp xúc cử tri
- Ban thường trực Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp) tỉnh chủ trì phối hợpvới Ủy ban nhân dân ở đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tại đơn vị bầu cử tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình. Thành phần tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri gồm đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri ở địa phương.
Ủy ban nhân dân nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri có trách nhiệm thông báo về thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị để cử tri tham dự đông đủ.
- Chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri gồm các nội dung sau đây:
- a) Tuyên bố lý do;
- b) Đại diện Ban thường trực Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chủ trì cuộc tiếp xúc cử tri, giới thiệu và đọc tiểu sử tóm tắt của người ứng cử;
- c) Từng người ứng cử báo cáo với cử tri về chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
- d) Cử tri nêu ý kiến, đề đạt nguyện vọng của mình vớinhững người ứng cử. Người ứng cử và cử tri trao đổi dân chủ, thẳng thắn và cởi mở những vấn đề cùng quan tâm;
đ) Người chủ trì hội nghị phát biểu ý kiến kết thúc hội nghị.
- Sau hội nghị tiếp xúc cử tri, Ban thường trực Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương, ý kiến của cử tri về từng người ứng cử đại biểu Quốc hội gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia và Ban thường trực Ủy bantrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban thường trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp lập báo cáo tình hình tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương mình gửi đến Ủy ban bầu cử cùng cấp và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
Điều 67. Vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương nơi mình ứng cử và trên trang thông tin điện tử về bầu cử đại biểu Quốc hội của Hội đồng bầu cử quốc gia.
- Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trình bày vớicử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang thông tin điện tử về bầu cử của Ủy banbầu cử (nếu có).
- Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy banbầu cử có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quản lý trang thông tin điện tử thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc đăng tải nội dung vận động bầu cử.
- Ủy bannhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đăng tải chương trình hành động của người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Điều 68. Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử
- Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trongvận động bầu cử.
- Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trongnước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
- Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước vào ngày Chủ nhật 23/5/2021. Mục đích của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là nhằm bầu ra đại diện cho Nhân dân tại Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, các đại diện cho Nhân dân địa phương tại Hội đồng nhân dân các cấp – là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2021 – 2026. Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới.
Ngày 23/5/2021 là ngày Chủ nhật đề nghị cử tri các dân tộc huyện Lăk hăng hái đi bầu cử để phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới.
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH- XUÂN TIỆP
- Ban Tuyên giáo Huyện uỷ làm việc với Đảng uỷ xã Krông Nô về biên soạn lịch sử Đảng bộ xã giai đoạn 1945 – 2020
- Huyện uỷ Lắk trao tặng huy hiệu Đảng cho 20 đồng chí Đảng viên đợt 2/9
- Khai giảng lớp bồi Dưỡng nhận thức về Đảng đợt III/2024
- Bế giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới đợt I năm 2024
- Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Đăk Liêng tổ chức thành công Đại hội đại biểu hội LHTN Việt Nam xã khóa VIII, nhiệm kỳ 2024-2029