Hiện nay trên địa bàn huyện Lăk, theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chuyên môn thì diện tích trồng cây công nghiệp có khoảng 6.395,9ha, trong đó cây cà phê trên 4.700ha; diện tích cây tiêu trên 261ha, diên tích cây điều trên 961ha, diện tích cây ca cao trên 104ha, diện tích cây ăn trái trên 364ha. Tuy nhiên điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng để phát triển các loại cây trồng trên đây ở hầu hết các địa phương trong huyện không được thuận lợi đa phần là đất đai cằn cỗi, bạc màu, nguồn nước tưới hạn chế, thời tiết diễn biến phức tạp và cực đoan cộng với trình độ canh tác của bà con còn hạn chế trong áp dụng KHKT, kinh nghiệm dẫn đến năng suất, sản lượng thấp.
Từ những khó khăn thực tế trên dẫn đến tư duy, nhận thức đến việc làm của bà con ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số canh tác theo tập quán truyền thống, lạc hậu (quảng canh) thiếu sự đầu tư KHKT để thâm canh, diện tích đất đai sản xuất với hạ tầng kỹ thuật thấp kém, trình độ canh tác lạc hậu, chủ yếu dựa vào ưu đãi của tự nhiên dẫn đến hiệu quả thấp từ đó tạo sức ì, trong lao động sản xuất hình thành nên quan niệm làm ít ăn ít, làm được bao nhiêu ăn bấy nhiêu và hệ luỵ tất yếu xảy ra đó là nhiều diện tích nương rẫy làm một đến hai vụ là bỏ hoang, nhiều diện tích vườn nhà cũng hầu như bỏ bê hay trồng trọt những cây trồng không cho kinh tế cao. Theo phản ánh của một số đồng chí cán bộ chủ chốt xã, nhất là xã đồng bào dân tộc có nhiều diện tích đất vườn không được màu mỡ chủ yếu là đất đen pha cát, sỏi hay đất mỡ gà người dân chỉ trồng một số cây màu như khoai, bắp, rau theo mùa mưa còn lại sang mùa nắng thì hầu như bỏ hoang.
Qua nghe chia sẻ và những trăn trở của đồng chí Bí thư Huyện uỷ về vấn đề tồn tại, khó khăn trên đây ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tựa như một lời nhắc nhở đánh thức sự vào cuộc của các cấp, các ngành của huyện, cấp uỷ, chính quyền, mặt trận các đoàn thể địa phương, trong đó vai trò và sự liên kết, phối hợp giữa 4 nhà: Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp và nhà nông là vấn đề then chốt tiên quyết. Những lần gần đây gặp gỡ trao đổi với một số đồng chí trưởng đầu ngành của huyện, đồng chí Bí thư Huyện uỷ luôn trăn trở tại sao không đưa cây ăn trái vào trồng ở những diện tích vườn tạp mà người dân bỏ bê lâu nay ? ví dụ như cây mít hay những cây ăn trái khác. Phải chăng đây là một bài toán mà lâu nay chưa có những con số để tạo ra những phép tính cộng bằng những con số cụ thể để trong tương lai từ những phép tính cộng các con số này sẽ biến thành những phép tính nhân khi hiệu quả của các chương trình có sự quan tâm liên kết, phối hợp giữa 4 nhà: Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp và nhà nông trong đó chắc chắn không thể thiếu được vai trò của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc theo dõi, giám sát kiểm tra kết quả việc triển khai thực hiện rút ra bài học kinh nghiệm và nhân rộng những mô hình có hiệu quả trong nhân dân.
XUÂN TIỆP
- Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đợt I năm 2024
- Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước
- Huyện Lắk thực hiện tốt công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nhiệm kỳ 2020 – 2025
- Hội Nông dân huyện tập huấn nâng cao kiến thức về Phát triển kinh tế tập thể năm 2024
- UBND huyện họp xây dựng chỉ tiêu Kinh tế – Xã hội giai đoạn 2026 – 2030