Sống dựa vào nước hồ và núi rừng, người dân sống xung quanh Hồ Lắk ở Buôn Jun, Buôn Lê, buôn M’Liêng, buôn Rung…ở thị trấn Liên Sơn, Đăk Liêng, Yang Tao bao đời nay vẫn luôn coi chiếc thuyền độc mộc như một báu vật của gia đình, dòng họ vừa để phục vụ chở nông sản hàng hoá, vừa vận chuyển khách du lịch trên hồ Lăk. Hiện nay mô hình du lịch bằng thuyền độc mộc được khá nhiều khách du lịch thập phương, khách nước ngoài thích thú trải nghiệm để thoả mãn, trí tò mò, thú vui hay sự mạo hiểm bơi lênh đênh trên mặt hồ bằng thuyền độc mộc, đây cũng là loại hình du lịch được du khách rất thích thú trải nghiệm, nhất là vào nhưng ngày trời trong xanh lặng gió. Tuy nhiên theo dòng chảy của thời gian những chiếc thuyền độc mộc đã dần bị các yếu tố thiên nhiên, thời tiết, môi trường nắng, mưa tác động làm mai một hư hỏng nặng, có những chiếc thuyền đã mục rỗng, nằm trơ trọi trên mặt hồ hay dưới gầm những ngồi nhà sàn.
Chiếc thuyền độc mộc của người dân sinh sống ở quanh hồ Lăk được làm từ gỗ sao cổ thụ mọc trong rừng già, trên các đỉnh núi cao có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi, sau đó được con người khai thác dùng sức voi kéo về bản và dày công gọt đẽo theo chiều dài của thân cây gỗ thành hình chiếc thuyền thuôn dài bằng nguyên khối gỗ để thêm sức nâng và bớt lực cản của nước khi di chuyển trên mặt nước Tùy theo kích thước của gỗ sao, người dân thường làm chiếc thuyền độc mọc có chiều dài trên 12m, rộng 60cm và mạn thuyền cao trên 40cm( tuỳ theo chiều dài của cây gỗ, nhưng cũng không dài quá dài vì nếu vậy khi thuyền đi qua dòng chảy siết rất dễ bị lật úp).. Tuy nhiên do được làm từ gỗ sao trăm tuổi nên việc chế tác thuyền độc mộc ngày nay gần như là không thể. Ông Yo Khang – Buôn Jun Thị trấn Liên Sơn chia sẻ.
Tại buôn Jun, buôn Lê hiện nay có trên 22 chiếc thuyền độc mộc, trong đó có đến 7 chiếc thuyền đã bị hư hỏng nặng không thể sử dụng được. Nhiều gia đình vì không có kinh phí và không tìm được vật liệu thay thế nên không thể sửa chữa đành để thuyền mục nát theo năm tháng. Cũng vì vậy mà chiếc thuyền độc mộc đang dần vắng bóng trên Hồ Lắk thay vào đó là những chiếc xuồng tôn, sát, ca nô…được người dân và khách du lịch sử dụng phổ biến hơn. Xót xa cho những chiếc thuyền độc mộc này, ông Y Rim Buôn Krông ở buôn Lê, thị trấn Liên Sơn đã miệt mài tìm nhiều loại gỗ khác nhau để sửa chữa thuyền độc mộc cho mọi người trong buôn, từ đó nhiều chiếc thuyền đã được hồi sinh trở về với hồ Lắk. Ông Y Rim Buôn Krông ở buôn lê thị trấn Liên Sơn chia sẻ.
Từ khi còn rất nhỏ ông Y Rôm Buôn Krông đã theo bố mẹ đi rẫy, đánh bắt cá trên chiếc thuyền độc mộc. Đến ngày nay, thuyền độc mộc vẫn gắn bó với gia đình ông như một tài sản quý giá không thể thiếu. Bản thân ông cũng như người dân nơi đây rất mong muốn có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, chính quyền địa phương để bảo tồn và phát huy hiệu quả của chiếc thuyền độc mộc. Ông Y Rim Buôn Krông – Bí thư chi bộ buôn Jun, thị trấn Liên Sơn chia sẻ.
Để nét đẹp độc đáo của thuyền độc mộc được giữ gìn qua nhiều thế hệ thì cần lắm sự quan tâm của các cấp, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ kinh phí sữa chữa lại các thuyền đã hư hỏng; vận dụng linh hoạt để chiếc thuyền độc mộc không chỉ trở thành một phương tiện chuyên chở thông thường mà trở thành một phương tiện chuyên chở hấp dẫn khách du lịch trên hồ Lăk, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và để chiếc thuyền độc mộc còn mãi được gìn giữ đến đời sau.
H Yur Je
- Xã Nam Ka trao 31 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo
- Năm 2025 Trung ương sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước
- Đoàn công tác Huyện uỷ Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đến thăm và làm việc tại Huyện uỷ Lăk
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lắk tăng cường tuần tra bảo vệ rừng
- Người dân cảnh giác với tình trạng hái trộm cà phê tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk do giá cà phê tăng cao