Huyện Lắk có tiềm năng phát triển nông nghiệp với nguồn nước phong phú và sạch, đất đai màu mỡ, nguồn nhân lực dồi dào; khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho khí hậu của vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Nên kinh tế của huyện chủ yểu là sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 66,5%, với 90% dân số sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì tỷ lệ này còn cao hơn.
Huyện Lắk chưa có làng nghề nông thôn hoạt động đúng nghĩa; chỉ tồn tại ở một số thôn, buôn của đồng bào dân tộc thiểu số còn các nghệ nhân biết dệt thổ cẩm, làm gốm, đan lát,… theo văn hóa truyền thống là còn hoạt động, nhưng chưa hình thành và phát triển thành lảng nghề tại địa phương. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc M’nông R’lăm ở huyện Lắk có từ lâu đời, gắn bó với người phụ nữ và là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiếu số bản địa. Nhưng theo thời gian và xu hướng phát triển của xã hộ hiện nghề này ngày mai một, đứng trước nguy cơ thất truyền trong cộng đồng người bản địa. Xưa kia Dệt thổ cẩm chỉ là phương pháp dệt thủ công, nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra chủ yếu để dùng trong gia đình, được phụ nữ trong buôn, làng tranh thủ dệt lúc rảnh rỗi, ít người coi đó là một nghề để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sống. Trăn trở khi thấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc đang dần bị lãng quên những nghệ nhân tâm huyết, bằng niềm đam mê và mong muốn giữ lửa cho nghề dệt truyền thống, giữ gìn nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho chị em đã tìm hướng đi phù hợp với tình hình, phù hợp với điều kiện của địa phương để cùng nhau liên kết thành lập các mô hình kinh tế hợp tác xã dệt thổ cẩm, tổ hợp tác dệt thổ cẩm. Để tồn tại và phát triển, với sự năng động, nhạy bén, tay nghề cao, chú trọng đa dạng sản phẩm, đã tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm thổ cẩm, thu hút được nhiều chị em tham gia làm nghề, tạo công ăn việc làm cho người dân tộc thiểu số tại chỗ, tận dụng hết thời gian nhàn rỗi, đem đến thu nhập ổn định cho các hộ gia đình, hộ kinh doanh. Chính điều này đã và đang góp phần mang lại sức sống mới cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, người dân thêm đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Do vậy, để nghề dệt thổ cẩm và sản phẩm thủ công truyền thống của người dân tộc M’nông R’lăm ở huyện Lắk không bị mai một theo thời gian, mà được phát triển gắn với đời sống hiện đại, hướng đến phát triển thành những sản phẩm OCOP dệt thổ cẩm từng bước đánh giá, hoàn thiện quy trình sản xuất, tạo ra nét độc đáo của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm dệt thổ cẩm của địa phương, gắn với sản phẩm OCOP của thị trấn Liên Sơn. Từ những thực tiễn nêu trên, để phát triển du lịch, tăng cường nâng cao giá trị sản phẩm, bảo tổn nét văn hoá truyền thống cũng như nâng cao thu nhập cho người dân nói chung và triển khai thực hiện xây dựng “Kế hoạch chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đối với sản phẩm dệt thổ cẩm trên địa bàn huyện Lắk” năm 2024 là thực sự cần thiết. UBND huyện ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đối với sản phẩm dệt thổ cẩm năm 2024, cụ thể như sau:
Tiếp tục bám sát nội dung, quan điểm chỉ đạo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 về việc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 – 2025 và mục tiêu, nhiệm vụ được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1576/QĐ-UBND ngày 18/7/2022 về việc phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP có hiệu quả. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình OCOP sát với tình hình thực tế, bảo đảm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân; Phát huy tiềm năng thế mạnh của các địa phương, sức sáng tạo của người dân nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt, đạt các tiêu chuẩn theo quy định; kiểu dáng bao bì thuận tiện, hiện đại, phù hợp, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng; tập trung hỗ trợ nâng cao chất lượng, hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm trọng tâm là các sản phẩm chủ lực cấp huyện.
Các phòng, ban, ngành, đơn vị liên quan, ủy ban nhân dân thị trấn Liên Sơn tiếp tục bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình. Chủ động, quyết tâm và phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện. Coi đây là Chương trình phát triển kinh tế quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. Phấn đấu mục tiêu phát triển, công nhận/chứng nhận cho sản phẩm Dệt thổ cẩm đạt chuẩn OCOP từ sao 3 sao trở lên. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ nhà nước trong hệ thống OCOP (huyện, xã) và các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP.
Chủ thể tham gia được ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí tham gia chương trình OCOP. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất tuân thủ quy trình sản xuất để đảm bảo quy trình đạt từ 03 – 04 sao trở lên; chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, yêu cầu của chuyên gia, đơn vị chuyên môn quy định và thực hiện đối ứng kinh phí (nếu có) theo quy định.
Xuân Tiệp
- Xã Nam Ka trao 31 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo
- Năm 2025 Trung ương sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước
- Chi cục thuỷ sản Đăk Lăk thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản năm 2024
- Đoàn công tác Huyện uỷ Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đến thăm và làm việc tại Huyện uỷ Lăk
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lắk tăng cường tuần tra bảo vệ rừng