Thường vụ Huyện ủy sơ kết 1 năm thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 25/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Sáng ngày 15/6, Ban thường vụ huyện ủy tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện đề Đề án số 07-ĐA/TU, ngày 25/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào Dân tộc thiểu số trên địa bàn Tỉnh, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giai đoạn 2022-2026.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Trần Tuấn Anh Tỉnh ủy viên – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đồng chí HYâo Kmul – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; đồng chí Võ Ngọc Tuyên – TUV, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Đồng chí Đào Thị Thanh An – Phó Bí thư Thường trực, Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ; cùng các đồng chí UV BCH Đảng bộ huyện khóa XV; các đồng chí lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng, văn phòng huyện ủy; các đồng chí đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND các xã, thị trấn.

Sau hơn 1 năm thực hiện, Đề án số 07, UBND huyện tập trung chỉ đạo các ban, ngành của huyện phối hợp chặc chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở tập trung tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, tập quán sản xuất lạc hậu bằng nhiều hình thức phù hợp: Tuyên truyền sâu rộng đến vùng đồng bào dân thiểu số thông qua các cuộc họp, các buổi sinh hoạt của các chi hội tại thôn, buôn; tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích; qua hệ thống Truyền thanh cơ sở và các kênh truyền thông đa phương tiện… xây dựng các mô hình trình diễn, hội nghị tập huấn nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng các bảng tin, phóng sự về những gương điển hình là người đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo; gương điển hình trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Kết quả đã đạt được một số lĩnh vực:

Xây dựng đường giao thông nông thôn: Trong năm 2022, trên địa bàn huyện đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp 23 công trình giao thông với 16,95 km đường giao thông được sửa chữa, nâng cấp và làm mới, sửa chữa 02 cầu với tổng kinh phí đầu tư là 82,7 tỷ đồng; thẩm định 02 công trình giao thông sửa chữa, nâng cấp 1,9 km đường giao thông với tổng số kinh phí đầu tư là 2,2 tỷ đồng. Trong năm 2022, trên địa bàn huyện Điện lực Đắk Lắk đã tiến hành đầu tư cải tạo và xây dựng mới đường dây hạ áp trên địa bàn các xã là 6,691 km với tổng kinh phí là 3,4 tỷ đồng. Tiến hành cải tạo, xây dựng mới 0,99 km đường dây trung áp 22kv, với tổng kinh phí là 829,8 triệu đồng. Toàn huyện đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp 14 công trình kênh, mương và đập dâng với 7,39 km kênh, mương được sửa chữa, nâng cấp và làm mới với tổng kinh phí đầu tư là 25,69 tỷ đồng; thẩm định 08 công trình kênh, mương sửa chữa, nâng cấp 1,6 km kênh, mương, với tổng số kinh phí đầu tư là 9,4 tỷ đồng. Kết quả xây dựng trang trại, nhà máy chế biến, mô hình phát triển sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến để lắp đặt nhà sấy lúa: 7m x 21m trong sản xuất gạo sạch” của hộ kinh doanh gạo sạch Mười Đào ở xã Đắk Nuê, với tổng kinh phí đề án là 387 triệu, trong đó, được kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 150 triệu đồng. “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến gạo sạch Đồng nhất” của Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Đồng nhất, xã Buôn Triết, với kinh phí đề án là 476 triệu đồng, trong đó, được kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ là 200 triệu đồng. Triển khai các mô hình mô hình chăn và trình diễn giống cây trồng mưới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tới các hộ dân như: mô hình chăn nuôi nuôi cá nheo Mỹ trong lồng bè trên hồ chứa nước với quy mô 240 m3 tại địa bàn xã Nam Ka; triển khai mô hình cải tạo vườn tạp gắn với cây ăn quả tại xã Bông Krang, xã Yang Tao và mô hình vườn rau, cây ăn quả tại thị trấn Liên Sơn; mô hình cải tạo đàn bò thịt, hỗ trợ đàn bò lai 3B theo hướng liên kết giai đoạn 2021-2025 tại xã Bông Krang và xã Yang Tao. Triển khai mô hình giống lúa mới Nàng Hoa ở thôn Đông Giang 1, xã Buôn Tría vụ đông xuân 2021 – 2022… Cùng với đó đã tổ chức 25 lớp tập huấn với 833 lượt nông dân tham gia về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mít Thái, kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây ăn quả; kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản….. Qua công tác tập huấn và triển khai các mô hình trình diễn về sản xuất nông nghiệp, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã tiếp thu những phương thức, biện pháp sản xuất nông nghiệp mới, góp phần vào thay đổi tập quán lạc hậu.

Kết quả hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn… của các đơn vị và địa phương cho đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, trong năm 2022 đã huy động các nguồn lực và từ nguồn ngân sách Nhà nước đã triển khai được 123.762 cây trồng các loại; trong đó chủ yếu là cây mít Thái với 33.912 cây, và sầu Riêng với 22.396 cây. Hiện tại, người dân trên địa bàn huyện tiếp tục thực hiện việc trồng và chăm sóc các loại cây trồng được hỗ trợ. Các loại cây trồng đa phần đều sinh trưởng và phát triển tốt, một số ít bị nhiễm bệnh, bị chết nhưng tỷ lệ không đáng kể.  Ngày càng hút được đông đảo thành viên là người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các loại hình sản xuất như Tổ hợp tác, Hợp tác xã.  UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện triển khai việc cho vay vốn đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, hộ nghèo, hộ cận nghèo kịp thời, đúng quy định. Kết quả năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023, đã có 1.758 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn, trong đó có 1.173 hộ nghèo dân tộc thiểu số, 585 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số được vay vốn với tổng số tiền là 197.581,87 triệu đồng.

Thực hiện tốt việc hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó UBND huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, cấp 22 bộ chiêng và 64 bộ trang phục truyền thống cho các buôn trên địa bàn huyện; tổ chức được 20 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã, thị trấn, thu hút hơn 400 học viên tham gia. Hiện nay, huyện Lắk đã thành lập được 3 đội chiêng: Đội chiêng buôn Jiê Yuk, xã Đắk Phơi; đội chiêng buôn Jun và buôn Lê, thị trấn Liên Sơn và đội chiêng buôn Mliêng, xã Đắk Liêng. Hiện nay, buôn Mliêng vẫn còn lưu giữ 27 bộ chiêng, trong đó: Có 12 bộ được cấp; khoảng 50 bộ ché cổ và các dụng cụ, nhạc cụ truyền thống khác, các trang thiết bị: Ghế Kpan, trống, dàn âm thanh, đàn organ.; 01 ngôi nhà sàn cộng đồng xay bằng gạch theo kiểu truyền thống và 06 ngôi nhà sàn dài truyền thống bằng gỗ, tre, nứa. được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn đầu tư xây dựng là buôn để bảo tồn buôn văn hóa truyền thống dân tộc M’nông R’lâm tại huyện Lắk. Đối với phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống; tổ chức kiểm kê, sưu tầm các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chỉ đạo thường xuyên và thực hiện có hiệu quả….

Tại hội nghị các đại biểu đại diện Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn; Hội liên hiệp Phụ nữ huyện; phòng Dân tộc; Đảng ủy các xã đã có các bài tham luận về tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thay đổi trong tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, ý thức tự lực phát triển kinh tế; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, đưa các mô hình, cách làm hay vào phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo;…

Về dự hội nghị đồng chí Trần Tuấn Anh Tỉnh ủy viên – Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy đánh giá cao sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ huyện Lăk trong việc thực hiện đề án và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng chí mong muốn các đồng chí trong ban chấp hành đảng bộ huyện cùng các cấp chính quyền địa phương tiếp tục phát huy, giữ vững những thành quả đã đạt được, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ một hành động cụ thể có thể lan truyền, lan tỏa rộng rãi làm cho mọi việc, mọi nội dung có thể theo dõi, đánh giá được tiến độ, lường trước được diễn biến để tiếp tục phát huy, chủ động hạn chế được các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện đề án../.

Nhằm tiếp tục tổ chức, triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án số 07 của ban thường vụ tỉnh ủy. tại hội nghị, đồng chí Đào Thị Thanh An – Phó Bí thư Thường trực, Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ đề nghị./.

Văn Hoan