Đã nhiều năm nay, trên địa bàn xã Buôn Triết có 96 hộ dân ở 2 buôn gồm Lách Rung và buôn Ja Tu phải sử dụng đường dây điện tự kéo về phục vụ sinh hoạt, khiến hệ thống đường điện nơi đây tiềm ẩn nguy cơ không bảo đảm an toàn, nhất là trong mùa mưa bão.
Tại buôn Lách Rung, theo quan sát thực tế cho thấy, trong số 55 hộ dân hiện đang sử dụng đường dây điện tự kéo, hầu hết trụ điện được người dân trong buôn sử dụng đều là trụ gỗ tạp, qua thời gian sử dụng bị mục, nghiêng đổ, nhiều đoạn dây điện sà xuống ruộng lúa, ruộng khoai của người dân. Bằng mắt thường có thể thấy rõ, tất cả các trụ điện đều không đủ tiêu chuẩn, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Thậm chí một số trụ chỉ bằng cổ tay, dây điện được kéo rất sơ sài, sà xuống mặt ruộng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn điện giật, chập cháy từ đường dây.
Chỉ tay về phía những cây trụ gỗ xiêu vẹo và những đường dây điện đang chùng xuống sát ruộng khoai, chị H’Ang Sruk và Chị Nguyễn Thị Lành, Trưởng buôn Lách Rung cho biết.
Tương tự, đã nhiều năm nay, hàng chục hộ dân ở buôn Ja Tu cũng đang phải sử dụng nguồn điện tự kéo, không bảo đảm an toàn. Anh Y Mek Byă, cán bộ Mặt trận buôn Ja Tu cho hay: Hiện tại trong buôn còn 41 hộ tự kéo điện từ trụ chính vào nhà để sinh hoạt, sản xuất. Do trụ điện chính cách xa nên người dân chỉ biết dùng những cây gỗ dựng làm trụ tạm để kéo điện. Qua thời gian sử dụng thì cây bị mục, xiêu vẹo khiến dây điện chùng xuống ruộng rất dễ gây nguy hiểm cho người dân. Nhiều lần, tại các cuộc họp, tiếp xúc cử tri các cấp, ban tự quản buôn đã đề xuất, kiến nghị Nhà nước sớm đầu tư trụ và đường dây để người dân yên tâm sinh sống, phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, đến nay thực trạng này vẫn chưa được giải quyết, bà con trong buôn vẫn phải dùng điện tự kéo tạm bợ, nguồn điện không ổn định, trong khi đó tiền điện hằng tháng các gia đình phải chi trả rất cao.
Chia sẻ với phóng viên về những khó khăn bất tiện và lo sợ về mối nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng đường dây điện tự kéo Y Sơn Du buôn Ja Tu cho biết, gia đình anh phải hùn tiền với 2 hộ khác mua khoảng 700m dây để kéo điện từ trụ chính vào nhà, khoảng 5 – 6 tháng thì phải đi chặt cây để thay trụ do cây bị mục, gãy đổ. Do cách xa trụ chính, đường dây lại không được bảo đảm, lượng điện bị hao hụt nhiều nên tiền điện phải trả khoảng 500 nghìn đồng/tháng, trong khi chỉ sử dụng điện phục vụ nhu cầu cơ bản.
Trao đổi về vấn đề này, cũng như công tác kiểm tra, chỉ đạo của UBND xã về tình hình an toàn lưới điện nhằm đảm bảo an toàn trước mắt trong mùa mưa năm nay, ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết cho biết. Thiết nghĩ việc cung cấp điện liên tục, an toàn, ổn định đó là mong muốn chính đáng của dân cư trên địa bàn xã Buôn Triết, thực trạng này đang rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp có thẩm quyền để người dân sớm ổn định đồi sống và sản xuất góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương./.
Vy Thuỷ – Văn hoan
- Xã Nam Ka trao 31 con bò giống sinh sản cho hộ nghèo và cận nghèo
- Năm 2025 Trung ương sẽ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên phạm vi cả nước
- Đoàn công tác Huyện uỷ Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đến thăm và làm việc tại Huyện uỷ Lăk
- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lắk tăng cường tuần tra bảo vệ rừng
- Người dân cảnh giác với tình trạng hái trộm cà phê tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk do giá cà phê tăng cao